Kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ năm học 2023-2024
Thứ ba - 24/10/2023 23:05
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN TAM HƯNG A
Số: 215/KH-MNTHA |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tam Hưng, ngày 11 tháng 9 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
Năm học 2023 - 2024
I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Thực hiện hướng dẫn số 3192/SGD&ĐT-GDMN ngày 31/8/2023 về việc hướng dẫn nhiệm vụ GDMN năm học 2023 - 2024 của Sở GD&ĐT Hà Nội; Công văn số 3193/SGD&ĐT-GDMN ngày 31/8/2023 của SGD&ĐT Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện QCCM cấp học MN năm học 2023 - 2024; Kế hoạch số 611/GD&ĐT-GDMN ngày 01/9/2023 về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 cấp học mầm non Huyện Thanh Oai;
Căn cứ Kế hoạch số 210/KH-MNMH ngày 01/9/2023 về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của Nhà trường.
Trường mầm non Tam Hưng A thực hiện xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2023 - 2024 cụ thể như sau:
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý của CBQL giáo dục trong việc xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường theo hướng khoa học, thiết thực và hiệu quả.
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo hướng phát triển Chương trình, đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng "Lấy trẻ làm trung tâm".
- Tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, tiếp cận và ứng dụng PPGD tiên tiến Steam vào nhà trường để thực hiện phương pháp đánh giá sự tiến bộ của trẻ, làm cơ sở để điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho các hoạt động tiếp theo phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm của trẻ; đổi mới phương pháp giáo dục trẻ.
2. Yêu cầu:
- Phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong nhà trường trong công tác chuyên môn, các phong trào, công tác nuôi dưỡng trẻ …tại đơn vị.
- Lựa chọn, xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán cấp trường; giáo viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn trong tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn cấp trường và hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Đảm bảo việc tổ chức triển khai các hoạt động chuyên môn theo các văn bản hướng dẫn và quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với tình hình của địa phương và nhà trường.
- Việc tổ chức các hoạt động phải đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả; đảm bảo tiến độ thời gian năm học.
III. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP:
1. Mục tiêu:
Nâng cao năng lực chuyên môn, nâng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.
- Công tác chăm sóc trẻ: Nâng cao kiến thức và năng lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác y tế trường học, kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm theo Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025”. Phấn đấu khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì và giảm còn dưới 3% tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi so với đầu năm học.
- Công tác giáo dục: Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ; tổ chức hoạt động phát triển vận động, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương; tăng cường bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc trẻ; hỗ trợ cha mẹ chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1.
- Để giúp đội ngũ giáo viên trẻ của nhà trường phát triển năng lực và khả năng sử dụng ngoại ngữ (tiếng anh), nhà trường cần có Kế hoạch tạo điều kiện cho chị em giáo viên trẻ được tham gia các lớp học bồi dưỡng chứng chỉ tiếng anh do các Trung tâm đào tạo bồi dưỡng, đồng thời khuyến khích giáo viên tự tham gia các lớp học tiếng anh trên YouTube. Đồng thời có kế hoạch liên kết với Trung tâm Ngoại ngữ REACH ENGLISH tổ chức cho trẻ 3,4,5 tuổi được làm quen với tiếng Anh 2 tiết/tuần (trong đó 40% số tiết học là giáo viên người bản địa dạy) và tuyên truyền phụ huynh đăng ký cho con em mình được tham gia học để giáo viên của trường có cơ hội được giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ giáo viên của Trung tâm.
- Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Thực hiện nội dung đổi mới về “Xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc” để thực hiện trong năm học. Chỉ đạo giáo viên toàn trường thực hiện ứng dụng phương pháp GD tiên tiến Steam vào các hoạt động GD trẻ đại trà trong năm học để trẻ được tiếp cận.
+ 100% số lớp thực hiện theo nguyên tắc “Trẻ là trung tâm - toàn diện - tích hợp - trải nghiệm”, trẻ được thực hành, trải nghiệm trong tất cả các nội dung giáo dục tại trường. 100% giáo viên chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, đảm bảo tính khoa học và sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của trẻ từng nhóm, lớp. Thực hiện tốt việc đi sâu nâng cao chuyên đề “Xây dựng trường MN hạnh phúc” và “Ứng dụng PPGD tiên tiến Steam” vào giảng dạy cho trẻ.
+ 100% giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia các HĐ tập thể như: Chương trình “Ngày hội thể thao”, các Hội thi, liên hoan, giao lưu, thăm quan ngoại khóa...; tăng cường cho trẻ được thực hành trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên, tăng cường hoạt động múa hát (dân vũ), giao lưu tập thể, làm quen với bài hát Quốc ca, các hoạt động GDATGT phù hợp với độ tuổi, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Thực hiện nâng cao các “Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội”; “Giáo dục ATGT với chủ đề Ngày hội thể thao”; “Giáo dục kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh”… cho trẻ; Thực hiện lồng ghép GD dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe với GD phát triển vận động cho trẻ; Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ an toàn bản thân và môi trường sống. Tổ chức cho trẻ được tham gia học các lớp năng khiếu: Tiếng anh, tạo hình, toán, đảm bảo các điều kiện, nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non và đảm bảo chất lượng.
2. Giải pháp:
- Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo năm học, trong đó cụ thể hóa các nội dung giáo dục cho phù hợp với đối trẻ và tình hình thực tiễn của cơ sở.
- Tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo hướng thiết thực, chú trọng trao đổi kinh nghiệm về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; xây dựng đội ngũ giáo viêndạy các độ tuổi đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng.
- Ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên dự giờ, đánh giá, góp ý và kịp thời điều chỉnh đối với các hoạt động giáo dục trẻ.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực giáo viên.
- Chỉ đạo thực hiện giai đoạn 2 chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” theo sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội và chủ đề trong tâm của năm học “Xây dựng trường MN xanh, an toàn, hạnh phúc”; xây dựng môi trường giáo dục, đáp ứng 06 nội dung trong tiêu chí môi trường giáo dục do Bộ GDĐT ban hành, chú trọng thiết kế khung cảnh sư phạm “thân thiện - sáng- xanh - sạch - đẹp - an toàn”, tận dụng diện tích mặt đất, tầng tum, gầm cầu thang... để xây dựng “Khu sáng tạo” cho trẻ hoạt động, tạo sân vườn sinh thái tại khu Trung Tâm, quy hoạch cây xanh bóng mát, cây ăn quả, vườn rau, đảm bảo 50% diện tích sân vườn là sân cỏ. Cải tạo khu vui chơi, phòng thể chất, phòng GD âm nhạc, các phòng chức năng được sử dụng hiệu quả để đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động học chuyên biệt đạt hiệu quả.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Ban Chất lượng chuyên môn trong việc bồi dưỡng các chuyên đề, chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác quản lý trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Tổ chức cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường. Thực hiện tốt việc đi sâu nâng cao chuyên đề “XD trường MN xanh, an toàn, hạnh phúc” và “Ứng dụng PPGD tiên tiến Steam trong HĐGD trẻ”. Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ tham gia các HĐ tập thể như: Chương trình “Ngày hội thể thao”, các Hội thi, liên hoan, giao lưu, thăm quan ngoại khóa...; tăng cường cho trẻ được thực hành trải nghiệm, tiếp xúc với thiên nhiên, tăng cường hoạt động múa hát (dân vũ), giao lưu tập thể, làm quen với bài hát Quốc ca, các hoạt động GDATGT phù hợp với độ tuổi, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
- Thực hiện nâng cao các “Hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội”; “Giáo dục ATGT với chủ đề Ngày hội thể thao”; “Giáo dục kỹ năng bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch”… cho trẻ; Thực hiện lồng ghép GD dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe với GD phát triển vận động cho trẻ; Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ an toàn bản thân và môi trường sống.
- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh về công tác phối hợp CS&GD trẻ và ủng hộ nguyên vật liệu để XDMT học tập cho trẻ.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ được tham gia học các lớp năng khiếu: Tiếng anh, toán thông minh, GD kỹ năng sống, đảm bảo các điều kiện, nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non và đảm bảo chất lượng. Nhà trường hợp đồng liên kết với các trung sau:
+ Trung tâm Ngoại ngữ REACH ENGLISH cho trẻ làm quen với tiếng Anh;
+ Trung tâm bồi dưỡng Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng Hồng Đăng.
- Tổ chức tập huấn cho GV kỹ năng, nghiệp vụ về chăm sóc và nâng cao chất lượng GD hòa nhập cho trẻ khuyết tật, thực hiện các chính sách ưu tiên trong giáo dục cho trẻ khuyết tật học hòa nhập. Quan tâm tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học hòa nhập, chủ động linh hoạt tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật.
- Xây dựng Kế hoạch phối hợp CS&GD trẻ giữa gia đình - nhà trường - cộng đồng, tuyên truyền để cha mẹ trẻ tham gia tích cực các hoạt động tại trường. Tăng cường phối hợp có hiệu quả với BĐD cha mẹ học sinh trường, lớp trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới 3%, giảm tỷ lệ trẻ ở thể thừa cân, béo phì xuống dưới 4%.
- Nhà trường cần có kế hoạch tạo điều kiện cho chị em giáo viên trẻ được tham gia các lớp học bồi dưỡng chứng chỉ tiếng anh do các Trung tâm đào tạo bồi dưỡng, đồng thời khuyến khích giáo viên tự tham gia các lớp học tiếng anh trên YouTube.
- Thực hiện tốt công tác quản lý đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho trẻ làm quen tiếng Anh. Thực hiện tốt các yêu cầu được quy định tại Thông tư ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.
- Tổ chức cho CB,GV,NV được tham dự chuyên đề trao đổi về cách viết đề tài SKKN (Những bản SKKN được XL A cấp trường, cấp cơ sở và cấp TP).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÂM:
1. Hội nghị đánh giá về kết quả năm học 2023 - 2024:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả tỷ lệ trẻ đến trường, lớp năm học 2022 - 2023 và bàn phương hướng, giải pháp tăng tỷ lệ huy động huy động trẻ độ tuổi dưới 36 tháng tuổi tới trường, lớp. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua chỉ số trẻ đạt được trong các lĩnh vực phát triển ở các độ tuổi.
- Nội dung:
+ Đánh giá các hoạt động chuyên môn trong năm học 2023 - 2024, chú trọng đánh giá hiệu quả các hoạt động nâng cao chất lượng CS,ND và giáo dục trẻ.
+ Xây dựng kế hoạch (mục tiêu, giải pháp, những nội dung sẽ triển khai) để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
+ Dự kiến phương án kiểm tra, đánh giá năng lực giáo viên.
- Đối tượng: giáo viên.
2. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn:
- Mục tiêu: Đánh giá tiến độ triển khai các hoạt động theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của từng tổ, khối chuyên môn, kịp thời điều chỉnh những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- Nội dung:
+ Các Tổ chuyên môn thực hiện báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đã xây dựng của Tổ.
+ Trao đổi, chia sẻ những sáng kiến, giải pháp tốt của các tổ trong quá trình triển khai thực hiện; đề ra những giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tiếp theo.
- Thời gian: 02 lần/tháng.
- Đối tượng: Giáo viên, nhân viên.
3. Kiểm tra, đánh giá năng lực giáo viên:
- Mục tiêu: Kiểm tra, rà soát, đánh giá năng lực của GV,NV trong nhà trường.
- Nội dung:
+ Hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành.
+ Kiến thức chuyên môn của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện công tác CS,ND và giáo dục trẻ trong Chương trình giáo dục mầm non hiện hành.
- Thời gian: Tháng 1 và tháng 4/2024
- Hình thức tổ chức: Ban giám hiệu nhà trường tổ chức.
4. Tổ chức tập huấn giáo viên:
- Mục tiêu: Củng cố lại phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục thuộc các lĩnh vực phát triển các độ tuổi, trao đổi kinh nghiệm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng phát triển chương trình, cách tiếp cận, ứng dụng PPGD tiên tiến Steam vào các hoạt động GD trẻ.
- Nội dung: Phân tích cấu trúc các hoạt động giáo dục để thống nhất, áp dụng phương pháp, lựa chọn hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho đa dạng, phong phú với phương châm “Học thông qua vui chơi, trải nghiệm” và “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của trẻ.
- Thời gian:
+ Tháng 10/2023 (đợt 1), đối tượng CBQL phụ trách chuyên môn, Tổ trưởng, Tổ phó các Tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán dạy độ tuổi MG 4 và 5 tuổi.
+ Tháng 12/2023 (đợt 2), đối tượng CBQL phụ trách chuyên môn, Tổ trưởng, Tổ phó các Tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán dạy độ tuổi mẫu giáo 3 tuổi.
+ Tháng 1/2024 (đợt 3), đối tượng CBQL phụ trách chuyên môn, Tổ trưởng, Tổ phó các Tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán dạy trẻ độ tuổi 24-36 tháng tuổi.
Trên đây là Kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Trường mầm non Tam Hưng A năm học 2023 - 2024. Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu các đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT T.Oai (Để b/c);
- Các Tổ CM (Để t/h);
- Lưu VT nhà trường./.
|
HIỆU TRƯỞNG
Nhữ Thị Thuỷ |
Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ
Nguồn tin: Công tác quản lý chỉ đạo:
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền