Quy chế phối hợp giữa Ban TTND với BGH năm học 2023-2024
Thứ ba - 03/10/2023 22:38
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN TAM HƯNG A |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: /QC-MNTHA |
Tam Hưng, ngày 30 tháng 9 năm 2023 |
QUY CHẾ PHỐI HỢP
Giữa Ban giám hiệu với Ban thanh tra nhân dân
Năm học 2023 - 2024
Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;
Căn cứ theo điều 27 Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ“Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban TTND” (gọi tắt là Nghị định 159/2016/NĐ-CP)
Căn cứ phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của trường mầm non Tam Hưng A, Ban thanh tra nhân dân trường mầm non Tam Hưng A xây dựng Quy chế phối hợp giữa Ban giám hiệu và Ban thanh tra nhân dân năm học 2023 - 2024 như sau:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng theo nguyên tắc tập dân chủ, thực hiện tốt chức năng, trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi bên, Ban giám hiệu thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường, Ban TTND thực hiện việc giám sát kiểm tra các hoạt động của nhà trường, nhằm thực hiện tốt các chức năng của Ban TTND:
- Giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; Việc thực hiện các nội quy, Quy chế do trường, ngành đề ra của CB,CC,VC.
- Giám sát việc thực hiện Nghị quyết năm học 2023 - 2024 của đơn vị.
- Giám sát việc thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, mua sắm trang thiết bị trong nhà trường theo hướng dẫn tại Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2/2020, Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT ngày 05/11/2/2021 đối với đồ chơi, tài liệu - học liệu, cũng như việc xây dựng tu sửa cơ sở vật chất trường học.
- Tham gia giải quyết hoặc giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của CB,CC,VC trong đơn vị.
- Kiểm tra khi được Hiệu trưởng ra Quyết định hoặc khi cấp trên yêu cầu.
- Giám sát việc thanh toán chế độ tiền lương, tiền bù vào lương, tiền tàu xe, tiền kiêm nhiệm cho tất cả cán bộ công chức.
- Kiểm tra khi có những dấu hiệu vi phạm liên quan đến quyền lợi của CB,CC,VC về tài chính, khen thưởng, kỷ luật...
- Giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học.
- Giám sát việc cấp phát hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 5 tuổi, chi phí học tập cho học sinh trong học kỳ, năm học.
- Giám sát việc chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.
- Theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh tra khi về thanh tra đơn vị mình.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA BAN GIÁM HIỆU:
- Tổ chức bộ máy nhà trường.
- Phối hợp với Công đoàn nhà trường, Ban thanh tra nhân dân xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Quản lý giáo viên, nhân viên, trẻ mầm non, phân công công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên nhân viên.
- Quản lý và tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ mầm non; Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo điều kiện và phương tiện cần thiết để Ban thanh tra nhân dân tổ chức giám sát, theo dõi các hoạt động của nhà trường.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN:
Ban TTND hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời, đúng pháp luật; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra; thực hiện chế độ làm việc tập thể và biểu quyết thiểu số phục tùng đa số; chịu trách nhiệm trực tiếp với hành vi thực hiện nhiệm vụ của mình trước BCHCĐCS và trước Hội nghị cán bộ công chức theo nhiệm vụ được phân công.
1. Nhiệm vụ giám sát:
Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ năm học của đơn vị, trường học.
Việc sử dụng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước, chấp hành chế độ quản lý tài chính, tài sản và công tác tự kiểm tra tài chính của đơn vị, trường học.
Việc thực hiện NQ của Hội nghị CBCC, nội quy, quy chế của nhà trường.
Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên theo quy định của pháp luật.
Việc thực hiện các kết luận, Quyết định, kiến nghị của Thanh tra cấp trên, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của nhà trường.
2. Nhiệm vụ kiểm tra:
Ban TTND được tiến hành kiểm tra khi:
- Thanh tra cấp trên yêu cầu - Hiệu trưởng ra Quyết định.
- Tham gia các cuộc kiểm tra mà Hiệu trưởng yêu cầu để đảm bảo cho kiểm tra được khách quan. Kiểm tra khi có đơn khiếu tố, khiếu nại.
- Khi phát hiện vi phạm liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chính sách lao động và tiền lương, tiền thưởng, các chính sách xã hội thì báo cáo BCH Công đoàn, kiến nghị với Hiệu trưởng để Hiệu trưởng ra Quyết định kiểm tra.
Khi kiểm tra phải tiến hành đúng các thủ tục do nhà nước quy định. Không được công bố kết luận kiểm tra, khi chưa có ý kiến chỉ đạo của BCH Công đoàn và Hiệu trưởng.
Nếu thành viên thanh tra là đối tượng thanh tra kiểm tra, thì thành viên đó không được tham gia vào tổ chức thanh tra, kiểm tra.
IV. NỘI DUNG PHỐI HỢP:
1. Phối hợp trách nhiệm trong việc thực hiện Quy chế chuyên môn:
- Ban giám hiệu thông qua kế hoạch hoạt động tháng, Ban thanh tra nhân dân dựa trên kế hoạch đó sẽ giám sát các hoạt động để cùng Ban giám hiệu nhắc nhở, đôn đốc cán bộ giáo viên nhân viên thực hiện tốt Quy chế chuyên môn.
- Ban giám hiệu phối hợp với Ban TTND để kiểm tra công tác nuôi dưỡng, công tác giáo dục và kiểm tra hành chính.
- Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch làm việc với Ban TTND 1 năm/2 lần.
- Ban TTND giúp Hiệu trưởng và lãnh đạo nhà trường giám sát việc thực hiện Nghị quyết hội nghi công nhân viên chức đầu năm.
2. Phối hợp trách nhiệm về việc thực hiện Quy chế dân chủ:
- Ban giám hiệu có trách nhiệm phải công khai cho cán bộ, giáo viên, nhân viên những vấn đề liên quan tới chế độ tiền lương, phụ cấp, đề bạt, khen thưởng... BCH công đoàn và Ban TTND có nhiệm vụ nhắc nhở, giám sát việc công khai thực hiện Quy chế dân chủ.
- Thông báo cung cấp các văn bản kịp thời cho Ban TTND về chủ chương, chỉ đạo các mặt công tác, các Quy chế, chế độ chính sách có liên quan đến việc giám sát, kiểm tra.
3. Phối hợp trách nhiệm trong giải quyết khiếu kiện:
- Trường hợp có khiếu kiện, BGH giao cho ban TTND tiến hành tìm hiểu sự thật và đề xuất biện pháp giải quyết sự việc.BGH phải tham gia giải quyết vụ việc ngoại trừ trường hợp BGH bị khiếu nại.
- Thông báo, cung cấp các văn bản cho Ban TTND về chủ trương chỉ đạo các mặt công tác, các quy chế, chế độ chính sách có liên quan đến việc giám sát, kiểm tra. Mời đại diện của Ban TTND tham dự các cuộc họp của trường, có nội dung liên quan đến nhiệm vụ giám sát của Ban TTND.
- Chỉ thị cho các bộ phận và CB,CC cung cấp đầy đủ, kịp thời những tài liệu cần thiết liên quan trực tiếp đến nội dung thanh tra, kiểm tra.
- Giải quyết kịp thời những kiến nghị của Ban TTND và những đơn khiếu nại tố cáo của CB,CC trong đơn vị, thông báo kết quả những việc đã giải quyết cho Ban TTND và CB,CC biết.
- Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của BTTND, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn chậm nhất không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị đó; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của BTTTND, hoặc người có hành vi trả thù, trù dập thành viên BTTND.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Ban giám hiệu nhà trường, BCH Công đoàn trường phối hợp với Ban TTND có trách nhiệm chỉ đạo, quán triệt và hướng dẫn thực hiện tốt quy định này tới các tổ chức đoàn thể, CB,CC,VC trong toàn trường.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
HIỆU TRƯỞNG
Nhữ Thị Thủy |
T/M BCH CÔNG ĐOÀN
Lê Thị Hoan |
TRƯỞNG BAN TTND
Phạm Thị Hường |
Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ
Nguồn tin: Tài liệu thực hiện Ban thanh tra nhân dân::
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền