Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2023-2025
Thứ năm - 04/01/2024 22:11
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN TAM HƯNG A |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 308/KH-MNTHA |
Tam Hưng, ngày 08 tháng 10 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
Phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2023 - 2025
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
Trường mầm non Tam Hưng A luôn nhận được sự quan tâm của UBND huyện Thanh Oai, sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo Thanh Oai, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, các ban ngành đoàn thể trong xã, đặc biệt là sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo về chất lượng; Chế độ chính sách ổn định.
Cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được cải tạo nâng cấp.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, đoàn kết và 100% được chuẩn hóa, số giáo viên đạt trên chuẩn ngày càng tăng so với các năm học trước.
Nhà trường nhiều năm liên tục được công nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến cấp huyện và TTLĐ xuất sắc cấp Thành phố, năm học 2022 - 2023 nhà trường được UBND TP Hà Nội tặng“Cờ thi đua cấp TP”, nên đã tạo đà cho đội ngũ CBQL và GVNV trong nhà trường phấn đấu tốt công tác CSGD trẻ.
2. Khó khăn:
- Trường vẫn còn có 3 điểm trường, điểm trường khu Đại Thanh và khu Song Khê diện tích đất chật chội, các phòng học diện tích hẹp, các nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn, đường điện, nước và trần nhà đang bị xuống cấp, gây ảnh hưởng đến việc vui chơi, học tập của trẻ.
- Một số đồ chơi ngoài trời đã bị xuống cấp, cần phải cải tạo và sửa chữa.
- Nhận thức của một số ít lãnh đạo xã, các thôn đội và phụ huynh về ngành học còn chưa đầy đủ và hạn chế do vậy việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên Trường MN Tam Hưng A, xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2023 - 2025, nhằm mục đích xác định những mục tiêu, phương hướng phát triển giáo dục nhà trường như sau:
II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Ổn định, phát triển, xây dựng đơn vị có uy tín về mọi mặt, tiến tới tiếp cận với mô hình giáo dục hiện đại để phát triển nhà trường theo hướng “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” và đạt các mức độ theo quy định của “Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2”.
Giữ vững và phát huy những thế mạnh, danh hiệu của nhà trường, góp phần phát triển văn hóa giáo dục theo hướng văn minh, hiện đại, xứng với tiềm năng và vị thế của Huyện Thanh Oai. Nâng cao đạo đức, nghề nghiệp, chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên mầm non, thực hiện chế độ đãi ngộ góp phần nâng cao đời sống giáo viên, nhân viên.
Đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng CS,ND và GD trẻ, đạt chuẩn về chất lượng GDMN và ứng dụng với PPGD tiên tiến trong GD trẻ; “Xây dựng trường Mầm non Xanh - An toàn - Hạnh phúc”, XD đội ngũ CBQL, giáo viên đạt trình độ đào tạo, đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp theo vị trí việc làm, có chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, phong cách đẹp. Hướng phát triển của Nhà trường sẽ thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2025 là“Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”.
Công tác tổ chức quản lý của Ban giám hiệu cơ bản có tầm nhìn chiến lược lâu dài, có định hướng và có các kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực trạng của đơn vị qua từng giai đoạn, để xây dựng và phát triển nhà trường. Công tác kiểm tra đánh giá và thúc đẩy về mọi mặt được đánh giá kịp thời, khách quan và đã có những định hướng về công tác xây dựng chất lượng đội ngũ nói riêng và chất lượng nhà trường nói chung, biết tổ chức, xây dựng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Huy động trẻ MN trong độ tuổi đi học, nâng cao chất lượng CS&GD trẻ trong giai đoạn 2023 - 2025 theo hướng “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”.
- Về qui mô: Số lớp - học sinh/năm học:
Năm học 2023 - 2024 |
Năm học 2024 - 2025 |
Năm học 2025 - 2026 |
Số lớp |
Số trẻ |
Số lớp |
Số trẻ |
Số lớp |
Số trẻ |
17 |
401 |
17 |
420 |
17 |
430 |
- Duy trì và phấn đấu giữ vững danh hiệu trường mầm non chuẩn quốc gia mức độ I. Chất lượng giáo dục mức độ II.
- Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động và huy động sức mạnh của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và nhân dân trên địa bàn xã Mỹ Hưng cho phát triển GDMN vững chắc, toàn diện.
- Đảm bảo chất lượng CS,ND và giáo dục đạt chuẩn chất lượng GDMN, đồng thời nâng cao chất lượng CS&GD trẻ theo hướng “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”. Xây dựng chương trình GD nhà trường để khẳng định thương hiệu và chất lượng riêng của nhà trường.
- 100% giáo viên sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, xây dựng và thực hiện thường xuyên các hoạt động của nhà trường trên hệ thống website của nhà trường.
2.2. Xây dựng mạng lưới trường lớp theo hướng “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”.
Sắp xếp mạng lưới trường lớp, gom điểm lẻ khu Đại Thanh về Khu Song Khê mới. Đề nghị mở rộng diện tích đất tại Khu Trung tâm thêm khoảng 6.500m2 để XD thêm 14 phòng học, 02 phòng chức năng, 01 Hội trường, các phòng Hiệu bộ, 01 nhà bếp và một số hạng mục khác tại khu Tàu Vũ, thôn Song Khê. Phấn đấu đạt chuẩn mức độ II vào năm học 2025 - 2026. Đồng bộ các loại đồ dùng, trang thiết bị, học liệu, hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”, phấn đấu đạt “Trường chuẩn quốc gia mức độ 2” vào năm học 2024 - 2025.
Tiếp tục duy trì sử dụng đạt hiệu quả trang Website, trang thông tin điện tử và phòng máy tính cho trẻ tại nhà trường, tiếp tục đầu tư kinh phí XD môi trường GD kỹ năng sống cho trẻ tại 03 khu: Hưng Giáo, Song Khê, Đại Thanh. Ứng dụng CNTT số hóa trường học (Trang Website, online hướng dẫn cha mẹ, kết nối mạng LAN, sử dụng các phần mềm quản lý, camera nội bộ, tivi, máy tính tại các nhóm lớp để bồi dưỡng, khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng intenet, thư viện điện tử ngành; Trẻ được làm quen với phần mềm trò chơi ứng dụng CNTT, làm quen với vi tính, máy tính...).
Đảm bảo có đủ đồ dùng dạy học theo quy định và hướng tới sử dụng đồ dùng tiên tiến và hiện đại để hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”.
2.3. Xây dựng, phát triển đội ngũ để hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”.
- Xây dựng đội ngũ CBQL và GVMN đạt trên chuẩn về trình độ chuyên môn đạt 100%; 30% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, quản lý GD và quản lý nhà nước; 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp GVMN, thường xuyên được bồi dưỡng kỹ năng “Giáo dục kỹ năng sống” để GD cho trẻ.
- 100% CBQL đạt chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và 100% GV đạt chuẩn nghề nghiệp, 100% GV đạt chuẩn nghề nghiệp GVMN từ mức độ khá trở lên.
- Hàng năm 100% CBQL và GV được tham gia các lớp bồi dưỡng đạo đức nhà giáo, chuyên môn nghiệp vụ quản lý, quản trị tự chủ nhà trường và đổi mới phương pháp GDMN, CBQL và được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng “Giáo dục kỹ năng sống” cho trẻ.
3. Yêu cầu cụ thể:
- Quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2023 - 2025 tới toàn thể cán bộ, GV,NV và phụ huynh học sinh trong các hội nghị họp của nhà trường.
- Xác định rõ nhiệm vụ và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong nhà trường.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá hàng năm về việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường theo hướng “Giáo dục kỹ năng sống” giai đoạn 2023 - 2025 đúng tiến độ.
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG:
1. Quy mô, mạng lưới trường, lớp mầm non:
1.1 Số lượng:
Năm học 2023 - 2024, trường có 401 học sinh với 17 nhóm, lớp.
+ Nhà trẻ: 04 nhóm = 85/160 cháu, đạt 53,1% trẻ trong độ tuổi tuyển sinh;
+ Mẫu giáo: 13 lớp = 316/331 cháu, đạt tỷ lệ 95,5% trẻ trong độ tuổi;
Trong đó: + 4 lớp 3 tuổi: 97/107 cháu (đạt 91% trẻ trong độ tuổi)
+ 6 lớp 4 tuổi: 127/132 cháu (đạt 96,2% trẻ trong độ tuổi)
+ 3 lớp 5 tuổi: 92/92 cháu (đạt 100% trẻ trong độ tuổi)
+ Huy động 100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn xã ra lớp đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, 100% trẻ đi học 2 buổi/ngày và được tổ chức ăn bán trú ở trường.
1.2 Chất lượng chăm sóc và giáo dục:
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch phát triển GDMN giai đoạn 2021-2025 của nhà trường, nhằm khẳng định thương hiệu và chất lượng về công tác CS,ND và GD trẻ để hướng đến mục tiêu phát triển giáo dục nhà trường theo hướng “Giáo dục kỹ năng sống” cho trẻ giai đoạn 2023 - 2025.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm học, cụ thể: Trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng: 401 cháu đạt tỷ lệ 100%, hàng tháng thực hiện nghiêm túc việc theo dõi sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng. Phấn đấu cuối năm học 2023 - 2024 giảm tỷ lệ trẻ SDD về cân nặng xuống 2% và SDD thể thấp còi dưới 3%.
- Trong nhiều năm qua, nhà trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non, áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực vào các hoạt động, lựa chọn nội dung “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” lồng ghép vào các giờ học, trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động khi tham gia các hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử đạt yêu cầu độ tuổi theo tiêu chí đánh giá theo quy định.
- 100% GV các lớp tập trung XD kế hoạch “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”, đồng thời tiếp tục thực hiện chuyên đề “XD trường MN lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”, Khu vui chơi vận động đảm bảo xanh, sạch, mát, cho trẻ thực hành trải nghiệm; Cha mẹ cùng cô tạo môi trường học tập cho trẻ.
- 100% GV các lớp trong toàn trường thực hiện mô hình “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”, với tiêu chí cốt lõi “Giáo dục những kĩ năng sống cơ bản cần có cho trẻ, đó là kĩ năng tự phục vụ bản thân, nhằm giúp trẻ phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi, hình thành cho trẻ nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo qui tắc, chuẩn mực phù hợp và trẻ biết tự lập trong các tình huống quen thuộc, có một số kỹ năng tự phục vụ, hợp tác, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng”.
- Phân công đồng chí Tào Thị Hiền duy trì hoạt động truyền thông tại trang thông tin điện tử, chuyên mục “Album hình ảnh đẹp”, hàng ngày, hàng tuần thực hiện việc đăng các Video, hình ảnh đẹp của lớp, của trường do giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ thực hiện với chủ đề: Lớp học đẹp, khoảnh khắc hạnh phúc, những hành vi đẹp, người tốt việc tốt....
1.3. Công tác tổ chức đội ngũ:
Trường có tổng số 56 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó:
- Cán bộ quản lý: 03 đ/c đảm bảo đúng quy định về Điều lệ trường MN, đều đạt trình độ đại học, đều có trình độ trung cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước, QLGD, trình độ tin học cơ bản và trình độ A2 tiếng anh.
- Giáo viên: 41 đồng chí
+ Trình độ chuyên môn: ĐH: 33/41 đạt tỷ lệ 80,5%; CĐ: 06/41 đạt tỷ lệ 14,6%; TC: 02/41 đạt tỷ lệ 4,9% (01 đ/c sắp về sưu)
+ Trình độ LLCT: Trung cấp: 03 GV; Sơ cấp: 05 GV
- Nhân viên: 12 đồng chí (8 NVND; 01 NV kế toán; 02 NV HDD68; 01 NVBV hợp đồng trường)
- Toàn trường hiện có 30/56 CBQL,GV,NV là Đảng viên chiếm tỷ lệ 53,6% phấn đấu đến năm 2025 toàn trường có 36/56 CBQL và GV là Đảng viên chiếm tỷ lệ khoảng 62,3%.
1.4. Về cơ sở vật chất:
Nhà trường đã được UBND Thành phố Hà Nội đầu tư kinh phí để xây dựng khu Hưng Giáo theo mô hình “Trường chuẩn Quốc gia” với tổng kinh phí 38 tỷ đồng, với diện tích 4.380 m2, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, nhà bếp rộng rãi đạt chuẩn, khu vui chơi, vận động khang trang và đồ dùng trang thiết bị hiện đại. 100% các lớp trong toàn trường có đủ bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, 03/03 khu có đủ đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi.
Nhà trường đã được UBND xã Tam Hưng xây dựng kế hoạch mở rộng diện tích đất tại khu Tàu Vũ, Thôn Song Khê với khoảng 6.500 m2 đất để dồn diểm lẻ khu Đại Thanh thành một khu Trung Tâm với 14 phòng học, 02 phòng chức năng, 01 Hội trường, các phòng Hiệu bộ, 01 nhà bếp và một số hạng mục khác. Đồng bộ các loại đồ dùng, trang thiết bị, học liệu, hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”, để phấn đấu đạt “Trường chuẩn quốc gia mức độ 2” vào năm học 2025 - 2026.
2. Những khó khăn bất cập cần tập trung giải quyết:
2.1. Về cơ sở vật chất:
Mặc dù nhà trường đã được Thành phố đầu tư cho khu Hưng Giáo với đầy đủ CSVC và các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Tuy nhiên, nhà trường vẫn còn khu lẻ Đại Thanh và Song Khê vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, do diện tích đất còn chật chội, các phòng học chật chội, và còn sử dụng chung sân với nhà văn hóa của thôn, nhà vệ sinh của trẻ còn chật, chưa có khu rửa bát.
Hướng giải quyết những khó khăn: Nhà trường đề nghị UBND Huyện Thanh Oai cấp kinh phí để XD, quy hoạch diện tích đất tại khu Tàu Vũ, thôn Song Khê với 6.500m2 đất để dồn diểm lẻ khu Đại Thanh thành một khu Trung Tâm 14 phòng học, 02 phòng chức năng, 01 Hội trường, các phòng Hiệu bộ, 01 nhà bếp và một số hạng mục khác. Đồng bộ các loại đồ dùng, trang thiết bị, học liệu, hướng tới việc “Phát triển thể chất cho trẻ và ứng dụng PPGD tiên tiến Staem trong các hoạt động GD của trẻ”, để phấn đấu đạt “Trường chuẩn quốc gia mức độ 2” vào năm học 2023 - 2024.
2.2 Về đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên đã được trẻ hóa, song kinh nghiệm và kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của một số GV còn hạn chế, nên việc linh hoạt, sáng tạo khi thực hiện chương trình GDMN lồng ghép GD kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế, chưa có kỹ năng đổi mới, sáng tạo trong GD trẻ.
Hướng giải quyết những hạn chế: Nhà trường cần có KH tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL và GV thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn và kiến tập các chuyên đề có nội dung về bồi dưỡng kỹ năng “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”.
2.3. Về chế độ chính sách:
Chế độ chính sách đãi ngộ của nhà nước chưa hợp lý với cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, tổng mức thu nhập còn thấp chưa thực sự tương xứng với thời gian, công sức lao động và trách nhiệm của đội ngũ đã bỏ ra. Vì vậy, chưa khuyến khích được đội ngũ đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chưa khuyến khích được cán bộ quản lý giỏi và giáo viên giỏi.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chính trị tư tưởng cho đội ngũ:
Xây dựng Kế hoạch và tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của CBQL,GV,NV, gia đình, cộng đồng về vai trò, vị trí của GDMN trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường và các cấp chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Cụ thể:
- Phối hợp với UBND xã, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn xã để tuyên truyền kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường giai đoạn 2023 - 2025 là hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”, phấn đấu đạt “Trường chuẩn quốc gia mức độ 2” vào năm học 2024 - 2025;
- Tăng cường trách nhiệm của cơ quan QL nhà nước trong việc chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền về phát triển GDMN của xã, tổ chức thực hiện công tác thông tin và truyền thông về GDMN. Chú trọng tuyên truyền việc làm tốt, những tấm gương nhà giáo tiêu biểu luôn đi đầu trong việc đổi mới, phát triển GDMN.
- Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng GD&ĐT của đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. Mỗi thành viên trong nhà trường phải nhận thức đầy đủ và trách nhiệm cao trong việc tổ chức thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.
2. Đổi mới công tác quản trị nhà trường, nâng cao năng lực tự chủ của nhà trường:
- Triển khai thực hiện các chính sách về phát triển GDMN được quy định tại Nghị định số 105/2020/NĐ-CP.
- Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2023 - 2025 hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”, phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của Nhà trường và địa phương, có nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cụ thể, nhằm đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra, tạo chuyển biến tích cực nhằm phát nhà trường trong giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo, khẳng định chất lượng GD và thương hiệu của Nhà trường góp phần vào kế hoạch phát triển chung của Huyện Thanh Oai và TP Hà Nội.
- Xây dựng và thực hiện tốt các mô hình “Kỷ cương quản lý nhà trường kiểm soát chất lượng tương xứng với truyền thông quảng bá theo quy định”; mô hình “Quản lý, quản trị nhà trường theo hướng tự chủ, khẳng định năng lực, trách nhiệm của người đứng đầu”.
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong nhà trường, đảm bảo tính nghiêm minh, thực chất hiệu quả, tránh hình thức và giảm tải cho đội ngũ GV,NV, đồng thời phát huy tính chủ động, tự học, sáng tạo cho đội ngũ trong nhà trường.
3. Hoàn thiện xây dựng mạng lưới trường lớp theo hướng “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”:
- Thực hiện rà soát, điều chỉnh mạng lưới lớp học cho phù hợp với tình hình thực tế, với số lượng học sinh theo độ tuổi hàng năm.
- Tham mưu với UBND xã quy hoạch diện tích đất tại khu Tàu Vũ, thôn Song Khê với 6.500m2 đất để dồn diểm lẻ khu Đại Thanh thành một khu Trung Tâm và đề nghị UBND Huyện đầu tư kinh phí xây dựng 14 phòng học, 02 phòng chức năng, 01 Hội trường, các phòng Hiệu bộ, 01 nhà bếp và một số hạng mục khác. Đồng bộ các loại đồ dùng, trang thiết bị, học liệu, hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”, để đề nghị Thành phố kiểm tra công nhận “Đạt kiểm định mức độ 3” và “Đạt trường chuẩn mức độ 2” vào năm 2025.
- Triển khai và thực hiện tốt kế hoạch tham mưu với các cấp nhằm đảm bảo CSVC của nhà trường đến năm 2025. Tập trung đầu tư kinh phí của nhà trường để xây dựng trường học xanh, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, đồng bộ trang thiết bị, hướng tới hiện đại.
4. Xây dựng đội ngũ nhà giáo theo hướng phát triển phẩm chất năng lực nghề nghiệp và thực hiện chính sách:
- Thực hiện tốt các cơ chế về chính sách đảm bảo quyền lợi cho trẻ em, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thuộc đối tượng áp dụng được hưởng hỗ trợ từ chính sách phát triển GDMN của TP Hà Nội theo quy định.
- Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, đảm bảo kế hoạch nâng chuẩn trình độ đào tạo theo Luật GD 2019 cho CBQL, GV trong nhà trường hết năm 2025, 100% GV trong độ tuổi đạt trình độ đào tạo đại học và 3,6% CBQL,GV,NV có trình độ thạc sỹ (2 đồng chí).
- Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, dân chủ trong nhà trường, phong cách nhà giáo, văn hóa công sở, kỹ năng sử dụng CNTT trong quản lý, dạy học, kỹ năng quản lý cảm xúc nghề nghiệp; xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm, trường lớp MN hạnh phúc, kết nối gia đình-Nhà trường-Xã hội trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ, nâng cao kỹ năng “GD kỹ năng sống cho trẻ” đối với đội ngũ GV.
- Tăng cường tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm GD kỹ năng sống cho trẻ đối với đội ngũ GV, tạo điều kiện cho đội ngũ GV được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng, để nâng cao tay nghề, lan tỏa, tư vấn, hướng dẫn về chuyên môn. Đồng thời khuyến khích tinh thần tự học tập, tự bồi dưỡng, tự khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng Intenet, cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT, của TP Hà Nội và Huyện Thanh Oai.
- Xây dựng Kế hoạch đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL,GV trong nhà trường, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển hệ thống GDMN trên địa bàn. Thay đổi tư duy - nhận thức - hành động, tăng tính chuyên nghiệp, tiếp cận hội nhập quốc tế cho đội ngũ, phấn đấu XD đội ngũ GVMN Tam Hưng A “Tâm huyết, chuyên nghiệp và sáng tạo”.
- Quan tâm đến công tác thi đua khen thưởng, nhằm thúc đẩy và lan tỏa các phong trào thi đua của nhà trường, đảm bảo, các chế độ chính sách “Hỗ trợ đời sống” nhằm động viên, khích lệ kịp thời và thu hút đội ngũ tâm huyết với nghề.
5. Xây dựng mô hình trường mầm non hiện đại, hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”:
- Tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2 và “Xây dựng trường, lớp mầm non an toàn, hạnh phúc”. Tập trung chỉ đạo đội ngũ giáo viên tập trung hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”, trẻ được làm quen phần mềm trò chơi ứng dụng CNTT, làm quen với máy tính, làm quen với tiếng anh, được tham gia các hoạt động ngoại khoá chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống... phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
- Xây dựng môi trường GD tại nhà trường đảm bảo cho trẻ có đầy đủ CSVC, đồ dùng trang thiết bị để vui chơi và học tập. Thiết kế cảnh quan môi trường đảm bảo“Sáng-xanh-sạch-đẹp-an toàn-hạnh phúc”. Đảm bảo 50% diện tích sân vườn là sân cỏ, tăng diện tích khu vui chơi, sân vườn. Trồng cây xanh, cây bóng mát, cây ăn quả, vườn rau. Tăng số tiết học “GD kỹ năng sống cho trẻ” 1-2 hoạt động/tuần.
- Lựa chọn, nhân rộng các mô hình phối hợp với nhà trường, gia đình, cộng đồng, khai thác nguồn nhân lực của cha mẹ học sinh, để hỗ trợ nhà trường trong công tác CS,ND,GD trẻ phát triển toàn diện. Có chế độ chăm sóc dinh dưỡng phù hợp để phòng chống SDD cho trẻ.
- Đăng ký với Phòng GD&ĐT kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường theo hướng “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” giai đoạn 2023 – 2025 để phát triển nhà trường, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới GDMN.
6. Đẩy mạnh công tác truyền thông, kết nối gia đình, cộng đồng, nhà trường để hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”:
- Ban giám hiệu nhà trường tập trung chỉ đạo đội ngũ GV,NV thực hiện tốt công tác truyền thông, phối hợi tốt với các ban ngành đoàn thể, đài phát thanh của Huyện, xã và các thôn để đẩy mạnh các hình thức truyền thông trong cộng đồng, xã hội về vị trí, vai trò phát triển GDMN của nhà trường và các chính sách phát triển GDMN của Chính phủ.
- Chỉ đạo đội ngũ GV toàn trường đẩy mạnh công tác truyền thông, phối hợp XD các chương trình, các video hướng dẫn cha mẹ thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ đặc biệt là hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”. Thực hiện công khai tại cổng thông tin điện tử của Nhà trường, của Phòng GD&ĐT, của UBND huyện Thanh Oai để nhân dân biết và lựa chọn. Chỉ đạo tuyên truyền các điều kiện, chất lượng CS,ND và giáo dục trẻ; Hướng dẫn gia đình, cha mẹ trẻ kiến thức nuôi dạy con theo khoa học; Tôn vinh các tấm gương điển hình trong nhà trường đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển GDMN của nhà trường, của Huyện Thanh Oai và TP Hà Nội và đề nghị các cấp khen thưởng.
V. XÂY DỰNG LỘ TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Năm học 2023 - 2024:
- Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2023 - 2025 và triển khai đến toàn thể cán bộ, GV. Báo cáo lên cơ quan cấp trên xin kiến chỉ đạo.
- Tiếp tục tham mưu với UBND xã quy hoạch diện tích đất tại khu Tàu Vũ, thôn Song Khê với 6.500m2 đất để dồn diểm lẻ khu Đại Thanh thành một khu Trung Tâm và đề nghị UBND Huyện đầu tư kinh phí xây dựng 14 phòng học, 02 phòng chức năng, 01 Hội trường, các phòng Hiệu bộ, 01 nhà bếp và một số hạng mục khác. Đồng bộ các loại đồ dùng, trang thiết bị, học liệu, hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”, để đề nghị Thành phố kiểm tra công nhận “Đạt kiểm định mức độ 3” và “Đạt trường chuẩn mức độ 2” vào năm 2025.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ, tham mưu đầu tư CSVC, đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi phục vụ các hoạt động “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”.
- Chỉ đạo, hướng dẫn GV toàn trường xây dựng kế hoạch hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” trong các hoạt động GD trẻ hàng ngày.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL và GV thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn và kiến tập các chuyên đề có nội dung về bồi dưỡng “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” do Phòng và Sở GD&ĐT tổ chức.
- Tập trung chỉ đạo đội ngũ GV,NV thực hiện tốt công tác truyền thông, phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể, đài phát thanh của Huyện, xã và các thôn để đẩy mạnh các hình thức truyền thông trong cộng đồng, xã hội về vị trí, vai trò phát triển GDMN của nhà trường và các chính sách phát triển GDMN của Chính phủ, đặc biệt là việc hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” trong nhà trường.
- 100% giáo viên toàn trường tập trung đi sâu vào “Giáo dục kỹ năng sống” cho trẻ trong các hoạt động của trẻ hàng ngày.
2. Năm học 2024 - 2025:
- Tiếp tục tham mưu với UBND Huyện đầu tư kinh phí xây dựng khu mới Tàu Vũ thôn Song Khê và đồng bộ các loại đồ dùng, trang thiết bị, học liệu để tiếp tục thực hiện “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”.
- 100% giáo viên toàn trường biết ứng dụng linh hoạt các phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, để thực hiện tốt kế hoạch “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”.
- Nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL và GV thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn và kiến tập các chuyên đề có nội dung về bồi dưỡng kỹ năng “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”.
- 100% giáo viên tiếp cận tốt với các phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại và nâng cao kỹ năng GD kỹ năng sống cho trẻ.
- Tiếp tục thực hiện công tác truyền thông, để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động GD kỹ năng sống đối với trẻ mầm non và tự nguyện đăng ký cho trẻ được tham gia hoạt động ngoại khoá về “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” tại trường, nhằm giúp trẻ có cơ hội phát triển về mọi mặt. Về mặt thể chất, kĩ năng tự phục vụ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, giúp cho trẻ thích nghi được với cuộc sống, kích thích sự phát triển tư duy, ngôn ngữ, kỹ năng tự phục vụ bản thân của trẻ.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác truyền thông, phối kết hợp tốt với phụ huynh trong việc đẩy mạnh các hình thức truyền thông trong cộng đồng, về vị trí, vai trò phát triển GDMN của nhà trường. Đặc biệt là việc hướng tới sự “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” của nhà trường.
4. Năm học 2025 - 2026:
- Tiếp tục đầu tư đồng bộ về CSVC, đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi phục vụ các hoạt động “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” trong nhà trường.
- 100% giáo viên toàn trường ứng dụng thành thạo các phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, để tiếp tục thực hiện kế hoạch “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” tại nhà trường.
- Tiếp tục làm tốt công tác truyền thông, để phụ huynh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” từ độ tuổi MN và tự nguyện đăng ký cho 100% học sinh trong trường được tham gia học các môn ngoại khoá như môn “GD kỹ năng sống” cho trẻ. Đặc biệt là việc hướng tới việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” của nhà trường.
Trên đây là kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường giai đoạn 2023 - 2025 của trường mầm non Tam Hưng A. Nhà trường yêu cầu toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Ban giám hiệu nhà trường xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- UBND Huyện, PGD&ĐT T.Oai (để b/c);
- CB,GV,NV toàn trường (để t/h);
- Lưu VT./. |
HIỆU TRƯỞNG
Nhữ Thị Thủy |
Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ
Nguồn tin: Công tác quản lý chỉ đạo:
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền