Báo tự đánh giá chất lượng nhà trường năm học 2023-2024

Thứ tư - 15/05/2024 23:50
      
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON TAM HƯNG A
 
 













BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
                  













HÀ NỘI - 2024
 
 
 

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH OAI

TRƯỜNG MẦM NON TAM HƯNG A


BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

 
TT                       TT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký
1 Nhữ Thị Thủy Hiệu trưởng Chủ tịch
Hội đồng
 
2 Lê Thị Hoan Phó hiệu trưởng - CTCĐ Phó Chủ tịch Hội đồng

 
3 Nguyễn Thị Liên Phó hiệu trưởng Phó Chủ tịch Hội đồng  
4 Phạm Thị Hường Giáo viên – Trưởng BTTND Thư ký Hội đồng  
5 Tào Thị Hiền Tổ trưởng tổ chuyên môn Ủy viên
Hội đồng
 
6 Tào Thị Hoa Giáo viên Uỷ viên
Hội đồng
 
7 Nguyễn T. Thanh Dung Giáo viên – P. Bí thư Đoàn TNCSHCM Uỷ viên
Hội đồng
 
8 Lê Thị Yến Giáo viên Uỷ viên
Hội đồng
 
9 Nguyễn Thị Nga Giáo viên Ủy viên
Hội đồng
 
10 Đỗ Thị Hồng Vân Giáo viên Ủy viên
Hội đồng
 
11 Nguyễn Thị Liên Giáo viên - Trưởng khu Hưng Giáo Ủy viên
Hội đồng
 
12 Vương Thị Miến Giáo viên Ủy viên
Hội đồng
 
13 Lê Thị Kim Uyển Giáo viên Ủy viên
Hội đồng
 
                                                
HÀ NỘI - 2024.
MỤC LỤC

 
NỘI DUNG Trang
Mục lục 2
Danh mục chữ viết tắt. 4
Tổng hợp kết quả tự đánh giá. 5
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU 7
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ 12
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 12
B. TỰ ĐÁNH GIÁ 17
I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3 17
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường 17
Mở đầu 17
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. 17
Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác. 20
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường. 22
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng. 26
Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo. 29
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản. 30
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên. 33
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục. 35
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. 38
Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học. 40
Kết luận về Tiêu chuẩn 1 43
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 44
Mở đầu 44
Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. 44
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên. 47
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên. 49
Kết luận về Tiêu chuẩn 2 51
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học 52
Mở đầu 52
 
Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn.
52
Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập. 55
Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị. 57
Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn. 59
Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. 61
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước. 63
Kết luận về Tiêu chuẩn 3 65
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 66
Mở đầu 66
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ. 66
Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường. 69
Kết luận về Tiêu chuẩn 4 72
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 72
Mở đầu 72
Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. 72
Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. 75
Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe. 78
Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục. 81
Kết luận về Tiêu chuẩn 5 83
Phần III. KẾT LUẬN CHUNG 84
Phần IV. PHỤ LỤC BẢNG DANH MỤC MÃ MINH CHỨNG 85
Tiêu chuẩn 1: 85
Tiêu chuẩn 2: 91
Tiêu chuẩn 3: 93
Tiêu chuẩn 4: 95
Tiêu chuẩn 5: 96



 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

 
Chữ viết tắt Cụm từ viết tắt
ATGT An toàn giao thông.
ATTP An toàn thực phẩm.
BCH Ban chấp hành.
BHYT, BHXH, BHTN Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp.
CB, CC, VC Cán bộ, công chức, viên chức.
CB, GV, NV Cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Công đoàn.
CMHS Cha mẹ trẻ em.
CNTT Công nghệ thông tin.
CSVC Cơ sở vật chất.
CSTĐ Chiến sỹ thi đua
ĐH Đại học.
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo.
GDMN Giáo dục mầm non.
HĐND Hội đồng nhân dân.
LĐLĐ Liên đoàn Lao động.
LĐTT Lao động tiên tiến.
MG Mẫu giáo.
MN Mầm non.
NT Nhà trẻ.
Quyết định.
TĐG Tự đánh giá.
TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
TNTT Tai nạn thương tích.
UBND Ủy ban nhân dân.
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm.
XHHGD Xã hội hóa giáo dục.



 

 

 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Kết quả đánh giá
Đánh giá tiêu chí ở mức 1, 2 và 3
Tiêu chuẩn, tiêu chí Kết quả
Không đạt Đạt
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chuẩn 1        
Tiêu chí 1.1   x x x
Tiêu chí 1.2   x x -
Tiêu chí 1.3   x x x
Tiêu chí 1.4   x x x
Tiêu chí 1.5   x x x
Tiêu chí 1.6   x x x
Tiêu chí 1.7   x x -
Tiêu chí 1.8   x x -
Tiêu chí 1.9   x x -
Tiêu chí 1.10   x x -
Tiêu chuẩn 2        
Tiêu chí 2.1   x x x
Tiêu chí 2.2   x x x
Tiêu chí 2.3   x x x
Tiêu chuẩn 3        
Tiêu chí 3.1   x x x
Tiêu chí 3.2   x x x
Tiêu chí 3.3   x x x
Tiêu chí 3.4   x x x
Tiêu chí 3.5   x x x
Tiêu chí 3.6   x x -
Tiêu chuẩn 4        
Tiêu chí 4.1   x x x
Tiêu chí 4.2   x x x
Tiêu chuẩn 5        
Tiêu chí 5.1   x x x
Tiêu chí 5.2   x x x
Tiêu chí 5.3   x x x
Tiêu chí 5.4   x x x
Kết quả: Đạt Mức 3
2. Kết luận: Trường đạt Mức 3


























Phần I
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên trường: Trường Mầm non Tam Hưng A
Tên trước đây: Trường Mầm non bán công xã Tam Hưng A
Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Oai
Thành phố Hà Nội Họ và tên
Hiệu trưởng
Nhữ Thị Thủy
Huyện/quận /thị xã Thanh Oai Điện thoại
Di động
02433979719
Xã/phường/thị trấn Tam Hưng Fax  
Đạt chuẩn quốc gia Mức độ I Website mntamhunga.thanhoaiedu.vn
Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập) 2006 Số điểm trường 3
Công lập x Loại hình khác  
Tư thục   Thuộc vùng khó khăn  
Dân lập   Thuộc vùng đặc biệt khó khăn  
Trường liên kết với nước ngoài      
  1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Số nhóm, lớp Năm học 2019 - 2020 Năm học 2020-2021 Năm học 2021 -2022 Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024
Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi 0 0 0 0 0
Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 0 0 0 0
Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 4 4 5 4 4
Số lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi 4 6 4 6 4
Số lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi 6 4 6 4 6
Số lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 4 5 4 4 3
Cộng 18 19 19 18 17
2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường
TT Số liệu Năm học 2019- 2020 Năm học 2020-2021 Năm học
2021-2022
Năm học 2022- 2023 Năm học 2023- 2024
I Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo 18 19 19 18 17
1 Phòng kiên cố 18 19 19 18 17
2 Phòng bán kiên cố 0 0 0 0 -
3 Phòng tạm 0 - - - -
II Khối phòng phục vụ học tập 0 0 0 0 0
1 Phòng kiên cố          
2 Phòng bán kiên cố          
3 Phòng tạm          
III Khối phòng hành chính quản trị 4 4 4 4 4
1 Phòng kiên cố 4 4 4 4 4
2 Phòng bán kiên cố 0 - 0 0 -
3 Phòng tạm 0 - 0 0 -
IV Khối phòng tổ chức ăn 0 0 0 0 0
1 Phòng kiên cố          
2 Phòng bán kiên cố   - - - -
V Các công trình, khối phòng chức năng khác 2 2 2 2 2
  Cộng          
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
3.1. Số liệu tại thời điểm TĐG
  Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo
Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn
Hiệu trưởng 1 1 0 0 0 01
Phó hiệu trưởng 2 2 0 0 0 02
Giáo viên 41 41 0 02 4 35
Nhân viên 11 8 0 0 09 2
Cộng 55 52 0 02 13 40
3.2. Số liệu của 5 năm gần đây
TT Số liệu Năm học
2019-2020
Năm học
2020-2021
Năm học 2021- 2022 Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024
1 Tổng số giáo viên 67 61 59 57 55
2 Tỷ lệ trẻ em/giáo viên (đối với nhóm trẻ) 7 7,2 8,3 6,8 7,1
3 Tỷ lệ trẻ em/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú) 0 0 0 0 0


4
Tỷ lệ trẻ em/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo có trẻ em bán trú) 10 9,9 9,4 10,8 11
5 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc tương đương trở lên 4 4 4 3 2
6 Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên 1 0 0 0 0
7 Tổng số giáo viên tham gia hội thi CNTT cấp thành phố 0 0 0 0 0
4. Trẻ em
TT Số liệu Năm học
2019-2020
Năm học
2020-2021
Năm học 2021- 2022 Năm học 2022-2023 Năm học 2023-2024
1 Tổng số trẻ em 469 423 411 422 401
- Nữ 214 195 189 194 19280
- Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0
2 Đối tượng chính sách 8 3 2 2 2
3 Khuyết tật 0 0 0 0 0
4 Tuyển mới 80 95 84 94 72
5 Học 2 buổi/ngày 469 423 411 422 401
6 Bán trú 469 423 411 422 401
7 Tỷ lệ trẻ em/lớp 25,6 24,5 22,2 23,9 24,3
8 Các số liệu khác (nếu có) - - - - -
9 Tỷ lệ trẻ em/nhóm 27.8 21,5 20 22 21,3
  - Trẻ em từ 03 đến 12 tháng tuổi 0 0 0 0 0
- Trẻ em từ 13 đến 24 tháng tuổi 0 0 0 0 0
- Trẻ em từ 25 đến 36 tháng tuổi 111 86 100 88 85
- Trẻ em từ 3-4 tuổi 129 124 80 119 93
- Trẻ em từ 4-5 tuổi 114 107 122 89 130
- Trẻ em từ 5-6 tuổi 115 106 109 126 91























Phần II
TỰ ĐÁNH GIÁ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tình hình chung của nhà trường
Trường Mầm non Tam Hưng A, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai thuộc sự quản lý của UBND huyện Thanh Oai. Trường được thành lập theo Quyết định số 620/QĐ ngày 01/8/2006 được chia tách thành trường MN Bán công Tam Hưng A và trường MN Bán công Tam Hưng B. Theo Quyết định số 355/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2009 của UBND huyện Thanh Oai, trường được chuyển đổi Trường Mầm non bán công Tam Hưng A sang loại hình công lập tự chủ. Trường Mầm non Tam Hưng A có 03 điểm trường, nằm ở các thôn Đại Định; Song Khê và Hưng Giáo.
Nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo như UBND huyện Thanh Oai, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, UBND xã Tam Hưng nên trường lớp được đầu tư kiên cố hoá, được trang bị đầy đủ với những thiết bị, đồ dùng học tập đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Ban đại diện cha mẹ trẻ em luôn ủng hộ vào các hoạt động chăm sóc giáo dục của nhà trường.
Nguồn tài chính đảm bảo cho nhà trường hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước cấp như lương, phụ cấp theo lương, chi thường xuyên của đơn vị được quản lý đúng với quy định của nhà nước về quản lý tài chính, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời hằng tháng cho người lao động. Ngân sách từ nguồn thu học phí được thu đúng, đủ và đảm bảo nguyên tắc tài chính.
Từ khi chia tách đến nay, nhà trường đã triển khai đầy đủ, có chất lượng các hoạt động của ngành, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Tháng 11 năm 2018 trường được công nhận cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa giai đoạn  (2017 – 2018).
Trong những năm qua, nhà trường luôn hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ của từng năm học. Năm học 2020- 2021; 2021 – 2022; 2022 – 2023, 2023- 2024 nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc. Năm học 2022- 2023 được tặng Cờ “ Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua”. Chi bộ nhà trường hiện có 31 đảng viên và nhiều năm đạt “Chi bộ trong sạch vững mạnh”, “Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ”. Công đoàn trường được LĐLĐ huyện tặng giấy khen. Hằng năm, số giáo viên giỏi các cấp được duy trì.
Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của bộ trưởng bộ GDĐT ban hành quy định kiểm định chất lượng Giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia trường mầm non.
Căn cứ theo công văn số 5942/BGDĐT- QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 của bộ GDĐT về hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non.
1.1. Về công tác tổ chức và quản lý.
Nhà trường có đủ cơ cấu tổ chức, bộ máy theo Điều lệ trường mầm non. CB-GV-NV trong nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy chế nuôi dạy trẻ của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GDĐT. Tập trung xây dựng nền nếp, kỷ cương, tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua do ngành và địa phương phát động.
1.2. Về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Nhà trường có tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 55 đồng chí. Trong đó cán bộ quản lý 03, trình độ chuyên môn trên chuẩn 03; giáo viên đạt chuẩn 39/41 trong đó trên chuẩn 39/41 đạt 95% (trong đó có 01 đ/c tháng 7 năm 2024 nghỉ hưu) Nhân viên 11, đạt chuẩn 11/11đạt 100%; trong đó trên chuẩn 2/11 đạt 18,2. 100% giáo viên biết sử dụng máy vi tính trong soạn bài, 100% giáo viên biết xây dựng giáo án điện tử được đưa vào trong hoạt động giảng dạy Chương trình giáo dục mầm non; 90,3% cán bộ, giáo viên được đi học và được cấp chứng chỉ tin học trình độ A, B; 78.2% cán bộ, giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C và bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam. Hằng năm, 100% giáo viên được xếp loại khá, xếp loại tốt và xuất sắc theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Giáo viên thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Sở GDĐT, Phòng GDĐT huyện và nhà trường tổ chức. Tập thể giáo viên tâm huyết với nghề, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học của nhà trường.
1.3. Về cơ sở vật chất, tài chính, thiết bị dạy học.
Nhà trường có hệ thống các phòng tổ chức hoạt động chung, phòng hoạt động học tập, khối phòng hành chính quản trị, bếp ăn bán trú của trẻ với trang thiết bị, CSVC hiện đại, đảm bảo cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trong nhà trường đạt hiệu quả cao.
Nguồn tài chính đảm bảo cho nhà trường hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước cấp như lương, phụ cấp theo lương. Chi thường xuyên của đơn vị được quản lý đúng quy định của Nhà nước về quản lý tài chính, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời hằng tháng cho người lao động. Ngân sách từ nguồn thu học phí được thu đúng, đủ và đảm bảo nguyên tắc tài chính.
1.4. Về xây dựng quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội.
Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên phối hợp Huyện uỷ, UBND huyện, Phòng GDĐT, với Đảng uỷ, HĐND, UBND, các ban ngành đoàn thể trong xã  các mạnh thường quân tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
1.5. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục.
Nhà trường luôn quan tâm đến việc phát triển toàn diện cho trẻ, tích cực nghiên cứu và tham mưu được nhiều biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt thường xuyên bám sát nhiệm vụ năm học của cấp học, thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Xây dựng môi trường học tập theo nhóm, lớp, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và luôn áp dụng phương pháp dạy học tích cực để dạy trẻ đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, chất lượng chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng của trường ngày càng được nâng cao. Trẻ đến trường khỏe mạnh, ngoan, lễ phép, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, tích cực tham gia vào các hoạt động, có kỹ năng hoạt động cá nhân, nhóm, tập thể, có nề nếp tốt trong các hoạt động học tập, vui chơi, ăn, ngủ, có kĩ năng vệ sinh, kĩ năng tự phục vụ tốt. Trẻ được theo dõi sức khỏe trên biểu đồ tăng trưởng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm còn 2%.
Ngoài ra, nhà trường luôn quan tâm tổ chức lồng ghép các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường vào dạy trẻ trong các hoạt động. Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, “Chúng cháu vui khỏe”, “Bé khéo tay”, “Bé với ATGT” triển lãm sản phẩm đồ dùng dạy học tự làm. Giáo viên đã ứng dụng linh hoạt các hình thức lồng ghép tích hợp các môn học, lồng ghép nội dung giáo dục ATGT, tiết kiệm năng lượng đưa vào các hoạt động mọi lúc mọi nơi phù hợp với độ tuổi, tạo hứng thú cho trẻ. Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp luôn xanh - sạch - đẹp. Triển khai và thực hiện xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”; “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” một cách có hiệu quả, được toàn thể CB- GV- NV trong trường và phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình.
1.6. Những điểm hạn chế của nhà trường.
Nhà trường có 3 khu nên việc quản lý còn khó khăn.
Một số giáo viên cao tuổi chưa có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới hình thức giảng dạy.
* Kết luận:
Qua việc TĐG, nhà trường muốn nhìn nhận một cách khách quan về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục, nhân lực, CSVC và các vấn đề liên quan khác. Từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Việc TĐG cũng thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng nhiệm vụ được giao.
2. Mục đích tự đánh giá.
Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định trường mầm non đạt được ở các mức độ, đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn. Lập kế hoạch cải tiến chất lượng để duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; công khai với các cơ quan quản lý và xã hội về thực trạng chất lượng của nhà trường. Cơ quan nhà nước đánh giá công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
Để đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, nhà trường liên tục tổ chức các hoạt động bám sát theo sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, sự chỉ đạo của Sở GDĐT thành phố Hà Nội, Phòng GDĐT huyện Thanh Oai để tiến hành TĐG chất lượng theo đúng các tiêu chuẩn của cấp học mầm non. Đây là quá trình nhà trường tự xem xét, đánh giá thực trạng giáo dục của đơn vị mình, thông qua việc TĐG để xác định mức độ chất lượng giáo dục của nhà trường. Công khai chất lượng chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường với các cơ quan chức năng và xã hội.
Việc kiểm định chất lượng nhà trường là đánh giá hiện trạng, những điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường. Trên cơ sở đó, nhà trường so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn đề ra. Trường định ra kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
3. Tóm tắt quá trình và những vấn đề nổi bật trong hoạt động TĐG.
Công tác TĐG là việc làm thường xuyên hằng năm của trường mầm non, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường trong từng giai đoạn. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của nhà trường, trước hết phải căn cứ vào các văn bản chỉ đạo.
Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng nhà trường đã triển khai công tác TĐG giá chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn của cấp học mầm non, đúng quy trình và chu trình kiểm định chất lượng giáo dục đã được ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GD&ĐT, theo 7 bước như sau:
1. Thành lập Hội đồng TĐG.
2. Lập kế hoạch TĐG
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng
4. Đánh giá mức đạt được theo từng tiêu chí
5. Viết báo cáo TĐG
6. Công bố báo cáo TĐG.
7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo TĐG.
Hiệu trưởng nhà trường đã ra Quyết định số 311/QĐ-MN ngày 20/10/2023 về việc thành lập Hội đồng TĐG chất lượng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT (gồm 13 thành viên). Hiệu trưởng nhà trường làm Chủ tịch hội đồng.
Hội đồng TĐG đã triển khai các cuộc họp, thống nhất quy trình công tác TĐG chất lượng giáo dục của nhà trường, phân công nhiệm vụ tới từng thành viên trong hội đồng. Hội đồng gồm 5 tổ công tác, mỗi tổ được phân công thu thập tài liệu nghiên cứu đánh giá 01 tiêu chuẩn. Hội đồng TĐG đã xây dựng kế hoạch thực hiện cho 14 tuần (không tính ngày nghỉ, lễ) cụ thể như sau:
Thời gian Các hoạt động
Tuần 3 tháng 10/2023 đến tuần  tháng 11/2023
 
1. Họp lãnh đạo trường mầm non để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu và xác định các thành viên của hội đồng TĐG.
2. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG.
3. Họp hội đồng TĐG để:
-  Công bố quyết định thành lập hội đồng TĐG.
- Thảo luận về nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên hội đồng. phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm công tác và cá nhân.
-  Dự thảo và ban hành kế hoạch TĐG.
4. Phổ biến kế hoạch TĐG đến toàn thể CB-GV-NV của nhà trường và các bên liên quan.
Tuần 4 tháng 11/2023
 
1. Tổ chức hội thảo/tập huấn/hội nghị về nghiệp vụ TĐG toàn thể CB-GV-NV của trường và các bên liên quan.
2. Dự thảo đề cương báo cáo TĐG (dựa trên cơ sở tài liệu Hướng dẫn TĐG, đánh giá ngoài của Bộ GDĐT và điều kiện cụ thể của nhà trường).
3. Các nhóm công tác, cá nhân thực hiện phân tích tiêu chí, tìm minh chứng cho từng tiêu chí.
Tuần 1 - 2 tháng 12/2023
 
1. Các nhóm công tác, cá nhân thực hiện phân tích tiêu chí, tìm minh chứng cho từng tiêu chí (tiếp theo việc tuần 2).
2. Phân loại và mã hoá các minh chứng thu được.
3. Lập bảng danh mục mã minh chứng.
4. Các nhóm chuyên trách, cá nhân viết các phiếu đánh giá tiêu chí.
Tuần 3  tháng 12/2023 1. Các nhóm chuyên trách, cá nhân viết các phiếu đánh giá tiêu chí (tiếp theo việc tuần 3).
Tuần 4 - 5
tháng 12/2023

 
2. Họp Hội đồng TĐG để:
- Thảo luận về những vấn đề phát sinh từ các minh chứng thu được, những minh chứng cần thu thập bổ sung và các vấn đề liên quan đến hoạt động TĐG.
- Các nhóm chuyên trách hoặc cá nhân báo cáo nội dung của từng phiếu đánh giá tiêu chí với Hội đồng TĐG.
- Chỉnh sửa, bổ sung các nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí (trong đó đặc biệt chú ý đến kế hoạch cải tiến chất lượng).
- Thu thập, xử lý minh chứng.
3. Dự thảo báo cáo TĐG.
Tuần 1
Tháng 01/2024

 
1. Họp Hội đồng TĐG để:
- Kiểm tra lại minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG và các nội dung liên quan.
- Tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung dự thảo báo cáo TĐG.
Tuần 4
Tháng 02/2024

 
1. Thông qua báo cáo TĐG đã chỉnh sửa, bổ sung.
2. Công bố dự thảo báo cáo TĐG trong nội bộ trường.
3. Thu thập các ý kiến đóng góp dự thảo báo cáo TĐG.
4. Bổ sung và hoàn thiện báo cáo TĐG theo các ý kiến góp.
5. Đề xuất những kế hoạch cải tiến chất lượng.
     Tuần 1,2,3
Tháng 3/2024

 
1. Các thành viên của Hội đồng TĐG ký tên vào danh sách trong báo cáo TĐG; Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu và ban hành.
2. Gửi báo cáo TĐG và công văn cho cơ quan quản lý trực tiếp.
3. Công bố bản báo cáo TĐG đã hoàn thiện (trong nội bộ nhà trường).
4.Tổ chức bảo quản báo cáo TĐG, các minh chứng theo quy định.
Tuần 3,4
Tháng 4/2024 và tuần 1,2 tháng 5/2024
1. Tổ chức thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng theo từng giai đoạn.
2. Cập nhật lại báo cáo TĐG trước khi thực hiện việc đăng ký đánh giá ngoài với cơ quan có thẩm quyền
Để báo cáo TĐG đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan, Hội đồng TĐG đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là phương pháp khảo sát thực tế tất cả các mặt hoạt động của nhà trường, sưu tầm thông tin, minh chứng, so sánh, đối chiếu và phân tích các dữ liệu có liên quan.
Sau khi TĐG, nhà trường thấy được những điểm mạnh, điểm yếu trong việc đáp ứng những yêu cầu của từng tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn. Từ đó, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có kế hoạch cụ thể về cải tiến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời qua kết quả TĐG từng tiêu chí, nhà trường xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trong từng thời điểm và trong chiến lược phát triển, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Đề xuất những biện pháp cụ thể cho việc thực hiện cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường trong từng giai đoạn. Qua đó tiến hành điều chỉnh các hoạt động cũng như công tác quản lý phù hợp với thực tế, với yêu cầu của ngành và xã hội, tích cực cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục.
B. TỰ ĐÁNH GIÁ.
I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3.
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường.
Mở đầu:
Trường Mầm non Tam Hưng A có cơ cấu tổ chức và quản lý theo quy định của Điều lệ trường mầm non, gồm có; Hội đồng trường, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng kỉ luật; Hội đồng xét nâng lương, thâm niên hằng tháng; Hội đồng chấm SKKN; Hội đồng chấm thi giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng giỏi; Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng thẩm định sửa chữa mua sắm TTB học liệu, tài liệu; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với qui định hiện hành, điều kiện thực tế của địa phương. Trẻ đến trường được phân chia vào các nhóm, lớp theo đúng độ tuổi, số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định. 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hằng năm được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, phân công CB- GV- NV hợp lý, đúng vị trí việc làm, phát huy được năng lực, sở trường của CB- GV- NV. Ứng dụng CNTT vào việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản, sử dụng tài chính, đất đai và CSVC theo quy định, đúng mục đích mang lại hiệu quả tích cực. Bên cạnh đó, có kế hoạch tạo ra các nguồn tài chính, tài trợ hợp pháp phù hợp với nhà trường và kinh tế địa phương.
Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công tác thu - chi, thi đua khen thưởng của CB- GV- NV và trẻ em đều đảm bảo tính chính xác, công bằng, công khai, minh bạch.
Việc đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường luôn được chú trọng, trong những năm qua không có bất kỳ trường hợp gây mất an toàn nào xảy ra.
Theo thống kê, ghi nhận từ các đợt kiểm tra của cơ quan quản lý các cấp, nhà trường được đánh giá cao về mọi mặt.
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
Mức 1:
a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;
b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của phòng giáo dục và đào tạo.
Mức 2:
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.
Mức 3:
Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Nhà trường có phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non quy định tại Luật Giáo dục số 43/2019/QH14; phù hợp với Nghị quyết số 01-NQ/ĐU ngày 19/5/2015, Nghị quyết số 30-NQ/ĐU ngày 06/09/2021 của Đại hội Đảng bộ xã Tam Hưng và Nghị quyết của HĐND xã Tam Hưng nhiệm kỳ 2021 - 2025 về phê chuẩn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện về tài chính, trang thiết bị, CSVC và năng lực của đội ngũ cán CB - GV-NV của nhà trường. Nội dung trong phương hướng chiến lược của nhà trường xác định rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chỉ tiêu, giải pháp giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em vào học lớp một [H1-1.1-01];
Nhà trường xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển giai đoạn 2021 - 2025 và được Phòng GD&ĐT huyện phê duyệt [H1-1.1-01];
Phương hướng chiến lược của nhà trường được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường đăng tải trên đài truyền thanh của xã cho toàn thể CB - GV- NV và phụ huynh được biết. Phương hướng chiến lược của nhà trường  [H1-1.1-02].
Mức 2:,
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Nhà trường tạo thuận lợi về điều kiện và thời gian cho Hội đồng trường nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nhất là chức năng giám sát trong nhà trường. Hội đồng trường thành lập một tổ công tác giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, có đánh giá, báo cáo vào các phiên họp định kỳ của Hội đồng trường; thường xuyên cập nhật thông tin về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để bổ sung, điều chỉnh mục tiêu, phương hướng chiến lược cũng như đưa ra những giải pháp cho phù hợp với thực tiễn phát triển của nhà trường trong giai đoạn 2021 - 2025 [H1-1.1-03]; [H1-1.1-04].
Mức 3:
Định kỳ hằng năm vào đầu và cuối năm học, nhà trường tiến hành rà soát việc thực hiện phương hướng chiến lược, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại và phân tích nguyên nhân để từ đó bổ sung, điều chỉnh phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường cho sát với tình hình thực tế của địa phương. Việc tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển được nhà trường thực hiện công khai, dân chủ và bằng trí tuệ của cả tập thể nhà trường và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã Tam Hưng. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, “Dự thảo phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển Trường Mầm non Tam Hưng A giai đoạn 2021 - 2025” được niêm yết rộng rãi, công khai trong nhà trường cũng như địa bàn xã Tam Hưng để nhận được sự tham gia đóng góp, xây dựng của đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và của cộng đồng. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng trong xây dựng phương hướng chiến lược phát triển nhà trường còn hạn chế nên kết quả chưa được như mong muốn [H1-1.1-05].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường có phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển giai đoạn 2021 - 2025 được xác định bằng văn bản và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các nguồn lực của nhà trường; Định kỳ hằng năm, nhà trường có các giải pháp hiệu quả giám sát, điều chỉnh bổ sung việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường qua các hình thức tuyên truyền, công khai phương hướng chiến lược, lấy ý kiến của tập thể và cộng đồng dân cư xã Tam Hưng đóng góp cho phương hướng chiến lược phát triển chung của nhà trường
3. Điểm yếu.
Việc lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng dân cư xã Tam Hưng trong xây dựng phương hướng chiến lược phát triển nhà trường còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
Thực hiện nghiêm túc việc công khai phương hướng chiến lược phát triển của nhà trường trênwebsite đảm bảo kịp thời, đúng thời gian đăng tải trên đài truyền thanh của xã.
Lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng trong việc xây dựng phương hướng chiến lược phát triển đạt hiệu quả cao
Các đồng chí trong Hội đồng trường.
Văn thư
Năm học 2024 - 2025 và các năm tiếp theo  Chỉ đạo giáo viên, nhân viên phụ trách quản lý website thực hiện cập nhật bản chiến lược phát triển nhà trường đã được phê duyệt lên đài truyền thanh của xã.
 Tham mưu, đề xuất với y ban nhân dân Tam Hưng, phối hợp các thôn, xóm, các ban ngành để các văn bản, phương hướng chiến lược xây dựng phát triển của trường được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân cư.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt - Đạt - Đạt
b Đạt        
c Đạt        
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 1.2. Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác.
Mức 1:
a) Được thành lập theo quy định;
b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;
c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.
Mức 2:
Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Hội đồng trường được thành lập theo với nhiệm kỳ 5 năm và được kiện toàn theo Quyết định số 8692/QĐ-UBND ngày 19/9/2023 của UBND huyện Thanh Oai, gồm 11 đồng chí được tập thể hội đồng sư phạm giới thiệu và bầu vào Hội đồng trường, đảm bảo cơ cấu tổ chức, số lượng theo quy định bao gồm: Bí thư cấp ủy - hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng, đại diện chính quyền địa phương và đại diện ban đại diện cha mẹ trẻ em. Các thành viên Hội đồng trường đã bầu đồng chí Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường làm Chủ tịch Hội đồng trường. Định kỳ vào đầu năm học, căn cứ việc thực hiện nhiệm vụ năm học đồng chí Hiệu trưởng nhà trường thành lập các hội đồng khác theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non như: Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng kỷ luật; Hội đồng xét nâng lương; Hội đồng xét thâm niên; Hội đồng chấm thi giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng giỏi; Hội đồng chấm SKKN; Hội đồng TĐG, Hội đồng xét duyệt mua sắm TTB CSVC, đồ dùng học liệu, học phẩm, Hội đồng xét thăng hạng giáo viên dự thảo nhân sự; Hội đồng tuyển sinh trình Phòng GD&ĐT huyện phê duyệt [H1-1.2-01]; [H1-1.2-02].
Hội đồng trường và các hội đồng khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 9, Điều 11 Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non. Hội đồng trường quyết nghị về mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động hằng năm của nhà trường; quyết nghị quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết nghị về tổ chức, nhân sự; quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường; việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng giúp hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường. Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với người vi phạm theo từng vụ việc. Các hội đồng tư vấn khác như: Hội đồng xét nâng lương có nhiệm vụ tư vấn giúp hiệu trưởng xét nâng lương, xét thâm niên cho CB-GV-NV; Hội đồng chấm SKKN có trách nhiệm chấm SKKN theo đúng quy chế; Hội đồng chấm thi giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng giỏi có nhiệm vụ chấm các hoạt động của giáo viên, nhân viên và theo tiêu chuẩn của nhà trường; Hội đồng tuyển sinh có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện tuyển sinh theo đúng kế hoạch [H1-1.2-02].
Để nâng cao chất lượng CSGD trẻ, Hội đồng trường và các hội đồng khác đều định kỳ họp để rà soát, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế. Hội đồng trường họp ít nhất 03 lần/năm học; Hội đồng thi đua khen thưởng họp kịp thời, đầy đủ trong mỗi đợt thi đua; Hội đồng khoa học chấm SKKN họp 2 lần/năm học; Hội đồng xét nâng lương họp mỗi tháng 01 lần để bình xét nâng lương, xét thâm niên cho CB- GV- NV; Kết quả thi đua xếp loại CB- GV- NV được thực hiện hằng tháng theo các tiêu chí xây dựng phù hợp với vị trí việc làm và đánh giá việc thực hiện vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học. Ngoài ra khi có việc đột xuất, Hội đồng trường và các Hội đồng khác đều tổ chức họp bất thường để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với thực tế của nhà trường. Tuy nhiên đôi lúc công tác rà soát, đánh giá các hoạt động trong nhà trường của Hội đồng trường và các Hội đồng khác còn chưa đúng thời gian theo kế hoạch đã đề ra [H1-1.2-02].
Mức 2:
Hoạt động của Hội đồng trường; Hội đồng thi đua khen thưởng và các Hội đồng khác có hiệu quả đã góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nhà trường. Cụ thể: Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng xét nâng lương, luôn khách quan, trung thực trong việc bình xét thi đua; Hội đồng chấm SKKN luôn phối hợp tốt với các tổ chuyên môn giám sát, khẳng định hiệu quả SKKN của giáo viên tại các nhóm lớp và luôn chính xác trong việc xếp loại, khen thưởng và động viên kịp thời có tác dụng khuyến khích phong trào viết SKKN trong toàn trường, thúc đẩy tiến bộ khoa học giáo dục và mang lại hiệu quả cao trong quản lý; Hội đồng xét thâm niên định kỳ hằng tháng họp xét nâng thâm niên nhà giáo cho cán bộ giáo viên có đủ điều kiện nhằm kịp thời động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên trong công tác quản lý, giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của trường, của ngành; Hội đồng tuyển sinh hằng năm làm tốt công tác tuyển sinh đạt chỉ tiêu theo kế hoạch: tỷ lệ nhà trẻ ra lớp đạt 53,1% trong độ tuổi tuyển sinh; trẻ mẫu giáo đạt 99% so với độ tuổi; Hội đồng mua sắm trang thiết bị CSVC định kỳ cuối năm học kiểm kê CSVC, đề nghị thanh lý những đồ dùng, trang thiết bị đã cũ, hỏng, đề nghị mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ dùng mới cho các nhóm lớp đảm bảo có đủ trang thiết bị đồ dùng cho cô và trẻ hoạt động. Hội đồng chấm thi giáo viên giỏi lựa chọn được các đồng chí giáo viên đạt giải nhất cấp trường để tham gia thi cấp huyện đạt giải cao. Hội đồng TĐG hoàn thành báo cáo TĐG theo quy định [H1-1.2-03]; [H1-1.2-04];[H1-1.2-05].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có Hội đồng trường và các hội đồng khác theo quy định của Điều lệ Trường mầm non. Hội đồng trường hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, được rà soát, đánh giá định kỳ hằng năm theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng chấm SKKN, Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng chấm thi giáo viên giỏi luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, có trách nhiệm và chủ động trong các hoạt động.
3. Điểm yếu.
Công tác rà soát, đánh giá các hoạt động trong nhà trường của Hội đồng trường và các Hội đồng khác đôi khi còn chưa đúng thời gian theo kế hoạch đã đề ra.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
Tiếp tục thực hiện tốt hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường, hội đồng bình xét thâm niên. Hội đồng mua sắm TTB,CSVC và các hội đồng khác. Thành viên trong hội đồng trường Năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo Phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường và các hội đồng khác.
 Phân công cụ thể công việc cho các thành viên trong các hội đồng, các kế hoạch thực hiện có thời gian cụ thể, rõ ràng và triển khai theo năm, quý, tháng.
Các thành viên nghiên cứu, nắm rõ kế hoạch và chủ động bố trí sắp xếp thời gian kịp thời việc thực hiện, rà soát đánh giá theo đúng kế hoạch.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt - Đạt -  
b Đạt     -  
c Đạt     -  
Đạt    Đạt  
Đạt: Mức 2.
Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường.
Mức 1:
a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Hoạt động theo quy định;
            c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.
Mức 2:
a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.
Mức 3:
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Tại thời điểm đánh giá nhà trường có các tổ chức: Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội chữ thập đỏ đều có cơ cấu tổ chức theo quy định. Công đoàn nhà trường được thành lập năm 1999 là Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện Thanh Oai, có 55 công đoàn viên; đồng chí Chủ tịch Công đoàn là đồng chí Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Hiên phụ trách công tác chuyên môn, được bầu qua các kỳ Đại hội công đoàn do công tác luân chuyển cán bộ quản lý hiện nay đồng chí Chủ tịch Công đoàn là đồng chí Phó hiệu trưởng Lê Thị Hoan phụ trách công tác chuyên môn; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có ban chấp hành chi đoàn gồm 03 đồng chí với 14 đồng chí đoàn viên, được công nhận BCH theo Quyết định số 18-QĐ/ĐTN ngày 15/11/2023 của Ban chấp hành Đoàn xã Tam Hưng; đồng chí Bí thư Chi đoàn là đồng chí đảng viên trong tuổi đoàn, được bầu trong các kỳ Đại hội chi đoàn. Chi Hội chữ thập đỏ trường trực thuộc Hội chữ thập đỏ của xã, do đồng chí Hiệu trưởng phụ trách [H1-1.3-01]; [H1-1.3-02], [H1-1.3-03].
Tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội chữ thập đỏ hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục. Công đoàn thực hiện tốt vai trò đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các công đoàn viên; luôn gần gũi chia sẻ, giúp đỡ và động viên các công đoàn viên xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, con cái hiếu thảo, thuận hòa. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh gồm những đồng chí trẻ tuổi, năng động, nhiệt tình, gương mẫu và luôn đi đầu trong các hoạt động của nhà trường cũng như của địa phương. Chi Hội chữ thập đỏ của trường luôn phát huy, thực hiện tốt công tác vận động, ủng hộ, tương thân tương ái. Các tổ chức đều xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng năm học, sinh hoạt ít nhất 1 lần/tháng, có kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm, triển khai kế hoạch tháng sau được thể hiện trên sổ Nghị quyết [H1-1.3-04]; [H1-1.3-05].
Hằng năm, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh rà soát, đánh giá việc thực hiện, theo định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết [H1-1.3-06]; [H1-1.3-07].
Mức 2:
Chi bộ Trường Mầm non Tam Hưng A trực thuộc Đảng ủy xã Tam Hưng do đồng chí Hiệu trưởng làm Bí thư Chi bộ, có 29 đảng viên. Chi bộ được Đảng ủy xã Tam Hưng đánh giá năm 2020, 2021, 2022,2023 chi bộ xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” [H1-1.3-01]; [H1-1.3-07].
Các đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường luôn đóng góp tích cực cho các hoạt động của trường: Công đoàn làm tốt công tác tuyên truyền, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ. Thực hiện công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CB-GV-NV. Vận động CB-GV-NV tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành, địa phương. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của ngành. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, hoạt động tốt công tác nữ công; Chi đoàn hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Đoàn TNCSHCM. Chi đoàn làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên. Tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, các nghị quyết của Đảng, thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia đầy đủ các cuộc thi do Chi đoàn phát động. Phối hợp cùng nhà trường thực hiện tốt các phong trào thi đua do nhà trường phát động như: Hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, Hội thi làm đồ dùng đồ chơi, thi viết SKKN và thực hiện tốt các chuyên đề về sinh hoạt chuyên môn ở trường. Công đoàn và Chi đoàn có kế hoạch hoạt động và có Nghị quyết sinh hoạt theo quy định [H1-1.3-06].
Mức 3:
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, Chi bộ nhà trường được Đảng ủy xã Tam Hưng đánh giá xếp loại các năm: “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên [H1-1.3-07].
Công đoàn, Chi đoàn, chi Hội chữ thập đỏ thường xuyên hoạt động có hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng. Công đoàn phối hợp với nhà trường để thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, phối hợp với ban giám hiệu nhà trường thực hiện các chế độ, chính sách cho CB-GV-NV, tổ chức các hội thi tới công đoàn viên trong trường. Chi đoàn làm tốt công tác phát triển đoàn viên ưu tú giới thiệu vào Đảng, tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường và địa phương, cộng đồng như tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ của nhà trường, địa phương và huyện, tham gia tổng vệ sinh môi trường do Đoàn xã phát động. Đặc biệt trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19 đoàn viên chi đoàn nhà trường đã tham gia nhập mã định danh diện tử, tham gia hỗ trợ công tác tiêm phòng, công tác trực chốt trong thời gian dịch bệnh Covid-19, trong những năm qua không có đoàn viên vi phạm chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chi Hội chữ thập đỏ đã tuyên truyền vận động hội viên tham gia hiến máu tình nguyện đạt kết quả cao. Vì vậy, các đoàn thể trong nhà trường đã dành được nhiều thành tích: Năm học 2019 - 2020 Công đoàn nhà trường được LĐLĐ huyện tặng giấy khen: Giỏi việc nước – Đảm việc nhà giai đoạn 2010 – 2020; năm học 2021- 2022 được LĐLĐ tặng giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ chống Covid. [H1-1.3-08], [H1-1.3-9], [H1-1.3-10].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, có tổ chức Công đoàn, Chi đoàn, chi Hội chữ thập đỏ đảm bảo về cơ cấu tổ chức. Công đoàn, Chi đoàn, chi Hội chữ thập đỏ đã đóng góp tích cực, hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng xã hội. Công đoàn phối hợp với nhà trường để thực hiện tốt quy chế dân chủ, tổ chức các hội thi làm tốt công tác phát triển đoàn viên ưu tú giới thiệu vào Đảng. Tích cực tham gia các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ của nhà trường, địa phương và của huyện. Chi Hội chữ thập đỏ đã tuyên truyền vận động hội viên tham gia hiến máu tình nguyện đạt kết quả cao. Vì vậy, hằng năm tập thể và cá nhân được các cấp tặng nhiều giấy khen.
3. Điểm yếu.
Nhà trường không có điểm yếu.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
Thực hiện tích cực, có hiệu quả các hoạt động cộng đồng như: hiến máu nhân đạo, công tác thiện nguyện, phong trào chia sẻ với cộng đồng do các cấp phát động.
Hằng năm, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường duy trì phát huy tối đa hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường.
Tổ chức đảng (Ban Chi ủy). BCH Công đoàn, BCH Chi đoàn Năm học 2024 - 2025 và các năm học tiếp theo.  Chi bộ nhà trường chỉ đạo Ban chấp hành Chi đoàn, Công đoàn chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn các nội dung, hoạt động phù hợp nhằm phát huy được vai trò, sức mạnh của mỗi thành viên
Tuyên truyền tốt việc gây quỹ hoạt động thiện nguyện, hiến máu nhân đạo dưới nhiều hình thức: phát thanh, thông báo, nêu các tấm gương điển hình huy động sự đóng góp cả vật chất và tinh thần cho các công tác thiện nguyện.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt a Đạt
b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt        
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng.
Mức 1:
a) Có Hiệu trưởng, số lượng Phó hiệu trưởng theo quy định;
b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;
c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Mức 2:
a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;
b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.
Mức 3:
a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Nhà trường có 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng. Cán bộ quản lý của nhà trường đều do UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm. Đồng chí Nguyễn Thị Tú Uyên được bổ nhiệm về trường giữ chức vụ Hiệu trưởng theo Quyết định số 1135/QĐ-UBND ngày 01/8/2013 và được bổ nhiệm lại chức vụ Hiệu trưởng theo Quyết định số 586/QĐ-UBND ngày 30/8/2018 của UBND huyện Thanh Oai; đồng chí Nguyễn Thị Hiên được bổ nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng trường MN Tam Hưng A theo Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 01/8/2013 và được bổ nhiệm lại chức vụ Phó hiệu trưởng theo Quyết định số 4095/QĐ-UBND ngày 31/5/2023 của UBND huyện Thanh Oai; đồng chí Lê Thị Hoan được bổ nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng theo Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 31/5/2018 của UBND huyện Thanh Oai và được bổ nhiệm lại chức vụ Phó hiệu trưởng theo Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày 31/5/2023. Tại thời điểm đánh giá do công tác luân chuyển cán bộ nhà trường được nhận đồng chí Nhữ Thị Thủy Hiệu trưởng theo Quyết định số 4053/QĐ-UBND ngày 31 tháng 05 năm 2023 và đồng chí Nguyễn Thị Liên Phó hiệu trưởng trường MN Tam Hưng A theo Quyết định số 4095/QĐ-UBND ngày 31 tháng 05 năm 2023. [H1-1.4-01].
Nhà trường có tổ chuyên môn và tổ văn phòng. Các tổ đều do Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập vào đầu mỗi năm học và có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non. Nhà trường có 4 tổ; tổ nhà trẻ, tổ mầu giáo, tổ văn phòng và tổ nuôi dưỡng: Tổ mẫu giáo có 30 đồng chí; trong đó có 24 đồng chí là giáo viên và 01 đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó; Tổ nhà trẻ có 8 đồng chí, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó; Tổ nuôi dưỡng gồm 8 đồng chí; trong đó có 7 đồng chí nhân viên nôi dưỡng và 01 đ/c Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng đồng chí có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó. Tổ văn phòng gồm 04 đồng chí: có nhân viên làm công tác y tế trường học, kế toán, nhân viên hợp đồng 68 và đồng chí Hiệu trưởng do đồng chí kế toán làm Tổ trưởng [H1-1.4-02].
Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng xây dựng kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non. Tổ giáo viên, tổ nuôi dưỡng, tổ văn phòng xây dựng kế hoạch hoạt động chung theo tuần, tháng, năm và các hoạt động của nhà trường. Các tổ chuyên môn GD tiến hành sinh hoạt định kỳ hai tuần/lần, tổ văn phòng sinh hoạt mỗi tháng 1 lần do đồng chí tổ trưởng và tổ phó triển khai các nội dung trọng tâm của tổ; kết hợp với hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng nhà trường bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ; đề xuất khen thưởng những cá nhân có thành tích tốt trong công tác, kỷ luật giáo viên vi phạm quy định; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ theo đúng kế hoạch của nhà trường [H1-1.4-03].
Mức 2:
Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất nhà trường và xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề: Phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thể chất, phát triển thẩm mỹ, chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tổ chuyên môn đề xuất giáo viên tham gia kiến tập tại trường, giáo viên cốt cán tham gia kiến tập tại trường bạn để giáo viên học tập kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, tác phong sư phạm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục [H1-1.4-04].
Kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học đã được rà soát, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với năng lực trẻ, hằng tháng, các tổ chuyên môn và tổ văn phòng tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo đúng quy định 2 tuần/lần, tổ văn phòng sinh hoạt mỗi tháng 1 lần tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến làm căn cứ đánh giá, điều chỉnh kịp thời để khắc phục tồn tại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. [H1-1.04-05].
Mức 3:
Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, dự giờ quy chế chuyên môn và các hoạt động có lồng ghép CNTT nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Giáo viên trong tổ tích cực làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, tạo môi trường học tập trong và ngoài lớp cho trẻ trải nghiệm tích cực tại khu sáng tạo, khu vận động. Hằng năm, các đồng chí đại diện các khối tích cực tham gia hội thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp Huyện đạt giải cao. Tuy nhiên, tổ văn phòng có lúc chưa phát huy hết khả năng của mình trong sinh hoạt tổ [H1-1.4-06].
Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể, thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Năm học 2019 - 2020, 2020 - 2021, 2021 – 2022; 2022 – 2023, 2023- 2024 thực hiện hiệu quả việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng rèn các nề nếp, kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Thường xuyên theo dõi chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được thể hiện qua hồ sơ minh chứng của nhà trường [H1-1.4-07], [H1-1.4-08].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; có đủ các tổ, tổ chuyên môn, tổ nuôi dưỡng, tổ văn phòng. Các tổ được thành lập ngay từ đầu mỗi năm học theo quy định tại Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, kiểm tra, dự giờ quy chế chuyên môn và các hoạt động có lồng ghép CNTT nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Giáo viên trong tổ tích cực làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, tạo môi trường trong và ngoài lớp học thân thiện, an toàn, giúp trẻ học tập, trải nghiệm tích cực tại khu sáng tạo, khu vận động. Hằng năm có các đồng chí đại diện các tổ, khối tích cực tham gia hội thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp huyện đạt giải cao.
3. Điểm yếu.
Tổ văn phòng, còn chưa phát huy hết khả năng của mình trong sinh hoạt tổ.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn và tổ văn phòng, đi sâu vào SHCM các tổ.
- Xây dựng nội dung kế hoạch cụ thể trong sinh hoạt của tổ văn phòng.
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, văn phòng.
 
- Duy trì lịch sinh hoạt chuyên môn 2 tuần/lần, tổ văn phòng mỗi tháng 1 lần.
- Thực hiện từ năm học 2024 - 2025 và các năm tiếp theo
- Sắp xếp thời gian phù hợp cho các tổ để sinh hoạt thuận tiện.
- Đồng chí Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo tổ văn phòng, tổ nuôi dưỡng xây dựng nội dung sinh hoạt cụ thể để phát huy hết khả năng của từng thành viên trong tổ.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt a Đạt
b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt        
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo.
Mức 1:
a) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;
b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày;
c) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ cùng một dạng khuyết tật.
Mức 2:
Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.
Mức 3:
Nhà trường có không quá 20 (hai mươi) nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Tại thời điểm hiện tại Trường Mầm non Tam Hưng A có 17 nhóm lớp/17 phòng học. Được phân chia đúng độ tuổi theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non.  Trong đó có: 04 nhóm trẻ 25 - 36 tháng tuổi có 86 cháu bình quân 21,5 trẻ/nhóm; 04 lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi có 96 cháu bình quân 24 cháu/ lớp, 06 lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi có 130 cháu bình quân 21,6 cháu/ lớp, 03 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi có 92 cháu bình quân 30,1 cháu/ lớp, không có nhóm lớp ghép [H1-1.5-01].
Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày. Trẻ đến trường được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đảm bảo quyền lợi theo quy định và được đối xử công bằng [H1-1.5-01].
Nhà trường không có trẻ khuyết tật học hòa nhập.
Mức 2:
Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong trường được phân chia theo đúng độ tuổi, đảm bảo số lượng trẻ trên lớp không vượt quá theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Trường mầm non. Cụ thể: Nhóm trẻ từ 25 - 36 tháng 86 cháu/3 nhóm = 21,5 cháu/ lớp; Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi 96 cháu/4 lớp = 24 cháu/ lớp; Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi 130 cháu/6 lớp = 21.6 cháu/ lớp; Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 92 cháu/3lớp = 30.1 cháu/ lớp [H1-1.5-01].
Mức 3:
Nhà trường có 17 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được đặt tại 3 điểm trường. Khu Đại Thanh có 05 lớp; Khu Song khê có 05 lớp; Khu Hưng Giáo có 7 lớp thuộc xã Tam Hưng. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không vượt quá theo quy định [H1-1.5-01].
2. Điểm mạnh.
Trường Mầm non Tam Hưng A có số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không vượt quá quy định. Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, được phân chia theo đúng độ tuổi. Trẻ được ăn bán trú và học 02 buổi trên ngày.
3. Điểm yếu.
Nhà trường không có điểm yếu.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp
thực hiện
Tiếp tục thực hiện việc duy trì số lớp nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định, phân chia theo đúng độ tuổi, số lượng và thực hiện có hiệu quả việc tổ chức bán trú và học 02 buổi trên ngày cho trẻ. Hiệu trưởng, giáo viên các lớp Năm học 2024 - 2025 và các năm tiếp theo Tuyên truyền phụ huynh cho trẻ đến trường.
 Phân chia trẻ theo đúng độ tuổi học 02 buổi trên ngày không vượt quá quy định.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt - Đạt - Đạt
b Đạt        
c Đạt        
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản.
Mức 1:
a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;
b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định; quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;
c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.
Mức 2:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.
Mức 3:
Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Hệ thống hồ sơ sổ sách của nhà trường được lưu trữ đầy đủ theo quy định của Luật lưu trữ được nhà trường giao đồng chí văn thư phụ trách thu thập, cập nhật chính xác kịp thời vào sổ theo dõi công văn đến, công văn đi theo từng năm. Hồ sơ công văn đến của bộ phận nào được giao cho người phụ trách bộ phận đó ký nhận vào sổ công văn đến lưu trữ theo từng năm học, hồ sơ công văn đi được đồng chí văn thư lưu trữ phụ trách. Tuy nhiên, một số hồ sơ sổ sách trình bày, chưa theo đúng thể thức văn bản, lưu trữ chưa khoa học; [H1-1.6-01].
Nhà trường thực hiện tốt công tác lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo quy định của Điều 21 trong Điều lệ trường mầm non. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện công khai, tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định và được bổ sung cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế. Thực hiện kiểm kê tài sản theo học kỳ, cuối năm học, hằng năm, theo công văn hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện ;[H1-1.6-02][H1-1.6-03]; [H1-1.6-04].
Nhà trường quản lý thu - chi và sử dụng các nguồn tài chính tài sản đúng mục đích có hiệu quả trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo đúng quy định hiện hành. Hằng năm, có rà soát và xây dựng kế hoạch bổ sung kịp thời đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng: chăn, chiếu, giường, tủ, bát, thìa, chảo, dao, thớt; Các trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục như giá đồ chơi, bàn, ghế học sinh; Đồ dùng trong các nhóm, lớp, cải tạo môi trường trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ [H1-1.6-05].
Mức 2:
Thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản có hiệu quả ngoài việc thiết lập hồ sơ quản lý khoa học, nhà trường chỉ đạo tổ văn phòng ứng dựng CNTT với các phần mềm hỗ trợ như; phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp, phần mềm quản lý tài sản cố định, phần mềm quản lý dữ liệu học sinh EMIS, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm in hóa đơn thu học phí của học sinh. Các phần mềm đã phát huy hiệu quả trong công tác quản lý tài chính, tài sản, giúp nhân viên kế toán giảm tải cường độ làm việc và đảm bảo độ chính xác.
Trong 05 năm liên tiếp (tính từ năm 2019 đến năm 2024), nhà trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính. [H1-1.6-06].
Mức 3:
Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch thu chi rõ ràng. Bên cạnh đó nhà trường đã xây dựng công tác kế hoạch tài chính trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính phù hợp với điều kiện của nhà trường thực tế của địa phương. [H1-1.6-07].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường có hệ thống hồ sơ sổ sách, văn bản của nhà trường được lưu trữ đầy đủ theo quy định. Trường thực hiện tốt công tác lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê báo cáo tài chính và tài sản theo quy định của Điều 21 trong Điều lệ trường mầm non. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện công khai, tự kiểm tra tài chính, tài sản. Thực hiện kiểm kê tài sản theo quy định. Nhà trường quản lý, sử dụng tài chính tài sản đúng mục đích và có hiệu quả trong các hoạt động giáo dục theo đúng công văn hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên. Ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, tài chính và tài sản có hiệu quả.
3. Điểm yếu.
Một số hồ sơ sổ sách trình bày, chưa theo đúng thể thức văn bản.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục làm tốt công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản vào các năm học tiếp theo.
- Sắp xếp lại một số hồ sơ sổ sách trình bày theo đúng thể thức văn bản, lưu trữ chưa khoa học.
Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và giáo viên, nhân viên. Năm học 2024 - 2025 và các năm học tiếp theo. - Thống nhất trong đội ngũ lãnh đạo quản lý, phụ huynh học sinh. Lập dự toán thu chi.
- Thống nhất trong tập thể Hội đồng sư phạm. Tổ chức họp phụ huynh học sinh để triển khai công tác thu chi.
- Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng kiểm tra, hướng dẫn giáo viên, nhân viên trình bày hồ sơ sổ sách theo đúng thể thức văn bản, lưu trữ hồ sơ sổ sách khoa học dễ tìm, dễ lấy.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt - Đạt
b Đạt b Đạt    
c Đạt        
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Mức 1:
a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;
c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.
Mức 2:
Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về nhận thức tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng về cách xây dựng kế hoạch, thực hiện hồ sơ sổ sách; phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm "lấy trẻ làm trung tâm"; bồi dưỡng đánh giá trẻ các lứa tuổi theo mục tiêu giáo dục; bồi dưỡng về CNTT (cách soạn giáo án điện tử, làm Powerpoint, tạo bài giảng E-Learning; bồi dưỡng cách đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, thực hành làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ; bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên nấu ăn về kỹ năng chế biến món ăn và nhiều chuyên đề khác như: Phòng chống TNTT, an toàn trường học, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, kỹ năng xử lý ban đầu các tai nạn thường gặp trong trường MN, cách giao tiếp với phụ huynh. Tuy nhiên, nhà trường chưa tổ chức được các buổi tập huấn chuyên sâu về Luật giáo dục, Luật viên chức cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên [H1-1.7-01];
Nhà trường phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả các hoạt động. Đồng chí Hiệu trưởng phụ trách chung, quản lý chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của nhà trường; 01 đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục và 01 đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng. Các tổ trưởng được phân công phụ trách về chuyên môn. Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng phân công giáo viên đứng lớp, đảm bảo theo Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015. Kế toán kiêm văn thư chịu trách nhiệm quản lý và tham mưu đề xuất với lãnh đạo về những việc liên quan đến bộ phận văn phòng, quản lý con dấu, theo dõi công văn đi - đến, lưu trữ hồ sơ của nhà trường, hồ sơ trẻ và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công. Nhân viên y tế kiêm thủ quỹ, chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ chăm sóc sức khỏe, phụ trách kiểm tra vệ sinh, nước uống, hồ sơ nuôi dưỡng và các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công. Nhân viên kế toán tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức và quản lý tài chính, tài sản và các nguồn kinh phí của nhà trường. Cán bộ quản lý, GVNV được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều 29 Điều lệ trường mầm non. Hằng năm BCH công đoàn nhà trường luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBGVNV nhà trường, tổ chức cho CBGVNV tham gia du xuân đầu năm và đi nghỉ mát trong các dịp nghỉ hè thường xuyên thăm hỏi CB-GV-NV khi ốm đau, kịp thời giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Hằng năm nhà trường đều tổ chức khám sức khỏe cho CB-GV-NV, những ngày không lạnh giáo viên đến trường có áo đồng phục mặc vào các ngàythứ 2 và thứ 5 trong tuần. Các chính sách quy định đối với nhà giáo khác như hưởng lương, phụ cấp nghề, làm thêm giờ, chế độ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 1 năm, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, khám sức khỏe định kỳ, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Cán bộ quản lý được đảm bảo các quyền theo quy định như: Tham gia các lớp bồi dưỡng chính trị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý thường xuyên. GVNV được tạo điều kiện nâng cao trình độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ [H1-1.7-02];
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định tại Chương V Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non, được hưởng lương, phụ cấp, các chế độ hỗ trợ đời sống vật chất theo quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường; Được động viên khen thưởng trong các phong trào thi đua của nhà trường, của ngành phát động; Được trang bị đầy đủ điều kiện về CSVC, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu được qui định tại VBHN bản hợp nhất số 01/VBHN-GDĐT ngày 24/10/2017 của Bộ GD&ĐT để giáo viên, nhân viên thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chuyên môn. Được tham gia học tập, dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn tại trường, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức. Mỗi năm, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường được tham quan, nghỉ mát một lần trong dịp hè để cải thiện đời sống tinh thần, chia sẻ và đoàn kết trong tập thể nhà trường [H1-1.7-03]; [H1-1.7-04]; [H1-1.7-05]; [H1-1.7-06].
Mức 2:
Hằng năm căn cứ vào tình hình thực tiễn nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn, dài hạn theo năng lực và nhu cầu của giáo viên. Chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng về CNTT, ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến. Phân công CB- GV- NV theo trình độ chuyên môn, năng lực, lưu ý đến việc giáo viên có trình độ chuyên môn tốt kèm cặp giáo viên có trình độ chuyên môn yếu hơn. Đảm bảo đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động như: tăng lương đúng thời hạn, trước thời hạn cải thiện điều kiện làm việc. Đặc biệt xây dựng các nguồn tài chính hợp pháp tạo điều kiện nâng cao đời sống cho CB- GV- NV. Phát huy năng lực của CB- GV- NV theo thế mạnh của từng người (về CNTT, năng lực sư phạm, khả năng tạo hình, âm nhạc) nhằm xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường bằng nhiều hình thức như; giáo viên có khả năng về CNTT chia sẻ chuyên môn, hướng dẫn các giáo viên khác về kỹ năng sử dụng các phần mềm, xây dựng bài giảng điện tử, video nhằm phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Tạo điều kiện cho giáo viên thường xuyên thăm lớp dự giờ chéo, qua các hội thi, hội giảng, kiến tập. 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia học tập các chuyên đề: phát triển thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức do Phòng GD&ĐT tổ chức hằng năm Cử giáo viên, nhân viên cốt cán tham gia học tập nâng cao trình độ CNTT về bài giảng E-Learning, kỹ năng làm phim hoạt hình, kỹ năng sử dụng CNTT. Kết quả tham gia các hội thi về CNTT [H1-1.7-05]; [H1-1.7-07].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường đã phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đúng người, đúng việc, phù hợp giữa chuyên môn và vị trí việc làm đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường. Nhà trường thực hiện tốt các chế độ đảm bảo các quyền theo quy định cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, thực hiện động viên khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tổ nhóm có thành tích đóng góp nổi bật cũng như đổi mới sáng tạo trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Hằng năm, nhà trường có các biện pháp phát huy được năng lực của CBGVNV trong việc xây dựng và phát triển để nâng cao chất lượng CSGD trẻ.
3. Điểm yếu.
Chưa tổ chức được các buổi tập huấn chuyên sâu về Luật viên chức, Luật Giáo dục cho CB - GV - NV.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Phân công, sử dụng CBGVNV rõ ràng, hợp lý, đảm bảo các quyền lợi, đảm bảo hiệu quả các hoạt động của nhà trường.
- Duy trì hằng năm việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CB-GV- NV.
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng
- BCH Công đoàn
- Tổ trưởng các tổ chuyên môn.
- Năm học 2024 - 2025 và các năm tiếp theo.
 
- Xây dựng kế hoạch phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cốt cán bồi dưỡng theo từng chuyên đề:
+ Phân loại đối tượng để bồi dưỡng cho phù hợp
+ Tổ chức kiến tập các chuyên đề để nâng cao kỹ năng sư phạm và kiến thức chuyên môn.
+ Mời giảng viên bồi dưỡng chuyên sâu về các Luật Giáo dục, Luật viên chức cho CB- GV- NV.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo
 
Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt - Đạt -  
b Đạt     -  
c Đạt     -  
Đạt Đạt    
Đạt: Mức 2
Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục.
Mức 1:
a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường;
b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;
c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.
Mức 2:
Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Nhà trường có kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 và thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành, phù hợp điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường. Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch tháng, tuần của từng bộ phận, tổ, khối theo độ tuổi, triển khai thực hiện có theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch [H1-1.1-01];
Mỗi năm học, nhà trường đều xây dựng kế hoạch giáo dục và triển khai thực hiện đầy đủ của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo tuần, tháng, năm học. Xây dựng kế hoạch giáo dục, mục tiêu, nội dung phù hợp với từng lứa tuổi, khả năng của trẻ và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn linh hoạt, nhịp nhàng một ngày trên lớp [H1-1.8-01];
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên các lớp căn cứ theo chương trình khung giáo dục mầm non quốc gia xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện trường, lớp, địa phương. Nhà trường định kỳ tổ chức rà soát, đánh giá, kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng, hứng thú, nhu cầu của học sinh, có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong các buổi họp chuyên môn. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kế hoạch và các hoạt động giáo dục theo quy định. Quá trình đánh giá đảm bảo công bằng, đúng theo kết quả đạt được, không nể nang, có hồ sơ sổ sách dự giờ các lớp [H1-1.8-02].
Mức 2:
Nhà trường có biện pháp chỉ đạo cụ thể, phân công Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và tổ trưởng, tổ phó chuyên môn nghiêm túc thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, CSGD trẻ theo đúng kế hoạch đã xây dựng, thường xuyên đưa ra các biện pháp chỉ đạo sát sao kịp thời nên trong những đợt kiểm tra chất lượng được cơ quan quản lý ghi nhận, 5 năm liền nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, có nhiều giáo viên dạy giỏi và đạt giải trong các cuộc thi  cụ thể; 05 đồng chí nhân viên đạt giải Nhất và Nhì nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp huyện, 17 đồng chí giáo viên đạt Nhất, Nhì, Ba giáo viên giỏi cấp huyện. Trong 5 năm, 2019-2020, 2020-2021; 2021-2022; 2022-2023 đã có 39 đồng chí GV,NV đạt CSTĐ cấp cơ sở và giáo viên giỏi cấp huyện trong đó có có 8 đ/c đạt  giáo viên đạt giải ba, 4 đ/c giải nhì hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 04 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp Huyện. Thường xuyên lồng ghép các phương pháp giáo dục tiên tiến như;  Steam vào các hoạt động trong ngày, phù hợp với điều kiện thực tế, làm căn cứ đánh giá xếp loại từng vị trí việc làm trong trường được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả [H2-2.2-02]; [H2-2.2-03]; [H2-2.2-04].
2. Điểm mạnh.
 Nhà trường có kế hoạch giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, kế hoạch giáo dục được thực hiện theo 35 tuần và thường xuyên được rà soát điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của từng nhóm lớp và sự phát triển của trẻ, 5 năm liền nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, năm học 2022-2023 được tặng cờ của Thành Phố, có nhiều giáo viên dạy giỏi và đạt giải trong các cuộc thi. Năm học 2018-2019, 2021-2022, 2022-2023 nhà trường có 01 đồng chí nhân viên đạt giải Ba nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp huyện. Trong 5 năm từ năm học 2018-2019, 2019-2020, 2020-2021; 2021 - 2022; 2022 - 2023 đã có 20 đồng chí GV,NV đạt CSTĐ cấp cơ sở và giáo viên giỏi cấp huyện trong đó có có 8 đ/c đạt  giáo viên đạt giải ba, 4 đ/c giải nhì hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 04 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện.
3. Điểm yếu.
 Nhà trường chưa có giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp thành phố.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
Tiếp tục quản lý tốt các hoạt động giáo dục trong trường. Làm tốt công tác bồi dưỡng để hàng năm có nhiều giáo viên đạt giải cao trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, có giáo viên giỏi cấp Thành phố.
Xây dựng kế hoạch cụ thể theo lộ trình từng năm học giai đoạn 2021-2025.
Hiệu trưởng,
Phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục.
Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng (Chủ tịch Công đoàn).
Hằng tháng, sơ kết, tổng kết năm học hằng năm. - Dựa trên kết quả đánh giá GV hàng năm nhà trường tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ.
 - Tổ chức kế hoạch giáo dục linh hoạt sáng tạo vận dụng hiệu quả việc lồng ghép phương pháp tiên tiến và tổ chức các hoạt động trong giáo dục trẻ, phân công GV có kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế.
- Tăng cường tổ chức hoạt động trong nhà trường chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi đồng nghiệp.
Nhà trường đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến Montetsori, Regio-Emilya, phấn đấu trường có giáo viên giỏi tham gia cấp thành phố.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt - Đạt -  
b Đạt     -  
c Đạt     -  
Đạt Đạt  
Đạt: Mức 2
Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Mức 1:
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;
b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;
c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Mức 2:
Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Hằng năm, để chuẩn bị cho năm học mới, nhà trường tổ chức họp Hội đồng sư phạm, Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động để tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường như: Kế hoạch phát triển giáo dục; kế hoạch tuyển sinh; kế hoạch năm học; kế hoạch kiểm tra nội bộ; quy chế dân chủ; quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế hoạt động của nhà trường và các hoạt động khác trong năm học những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường; kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ, công chức; kế hoạch xây dựng CSVC của nhà trường; các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hằng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường; các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học [H1-1.09-01].
Thực hiện tốt quy chế dân chủ, các văn bản của nhà trường trước khi ban hành đều được lấy ý kiến đóng góp của CB-GV-NV thông qua các buổi họp hoặc gửi qua Email cá nhân, nhóm Zalo đảm bảo công khai và hiệu quả. Trong 5 năm từ năm học 2019 - 2020 đến 2023 – 2024
 nhà trường không nhận được bất cứ một đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nào về nhà trường  [H1-1.9-02].
Hằng năm, nhà trường thực hiện nghiêm túc lồng ghép các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục để tất cả các thành viên trong nhà trường được biết để nghiêm túc thực hiện có hiệu quả. Báo cáo định kỳ, đột xuất việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Báo cáo luôn đảm bảo tính chính xác, khách quan, đầy đủ, thống nhất, kịp thời và đúng thời gian, đầy đủ nội dung theo quy định [H1-1.09-01].
Mức 2:
Việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường luôn được đảm bảo công khai minh bạch và hiệu quả. Hằng năm Ban thanh tra nhân dân xây dựng kế hoạch giám sát theo năm, tháng, tuần để giám sát các hoạt động: Hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ và các hoạt động khác. Giám sát thu, chi tài chính, chi tiêu nội bộ, quản lý tài chính tài sản, công tác công khai của thủ trưởng đơn vị, giám sát về quyền lợi chế độ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, giám sát giáo viên, nhân viên thực hiện quy chế chuyên môn. Thường xuyên nắm bắt tình hình phản ánh kiến nghị của tập thể giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh để cùng nhà trường giải quyết những băn khoăn thắc mắc đảm bảo minh bạch dân chủ và công bằng được thể hiện trên các biên bản kiểm tra [H1-1.9-03], [H1-1.9-04]; [H1-1.9-05].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường đã triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường được tham gia đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường. Nhà trường không có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Hằng năm có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở.
Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong  nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
3. Điểm yếu.
Không có.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục phát huy tốt hơn nữa việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường. - Hiệu trưởng, các tổ chức trong trường: Công đoàn, Chi đoàn, Ban TTND. - Năm học 2024 - 2025 và các năm tiếp theo có kế hoạch kiểm tra giám sát theo tuần, tháng, năm của các tổ chức trong trường. - Thực hiện nghiêm túc Thông tư 36/2017/TT -BGD&ĐT về thực hiện Quy chế công khai đối với cơ sở GD&ĐT.
- Duy trì tốt để CB- GV- NV được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi thực hiện xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường: Tổ chức các buổi tọa đàm, cung cấp tài liệu về quy chế dân chủ. Làm tốt công tác công khai dân chủ trong nhà trường. Công khai cơ sở vật chất, đội ngũ, chất lượng chăm sóc giáo dục tới CB-GV-NV, phụ huynh, cộng đồng.
- Phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân hiện nghiêm túc việc kiểm tra, giám sát theo kế hoạch và cập nhật biên bản, đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ, minh bạch, hiệu quả.
- Động viên nhắc nhở kịp thời cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trực tiếp thực hiện khắc phục tồn tại để tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ được giao.
5. Tự đánh giá.
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt - Đạt -  
b Đạt     -  
c Đạt     -  
Đạt Đạt  
Đạt: Mức 2
Tiêu chí 1.10. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học.
Mức 1:
a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;
c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.
Mức 2:
a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường;
b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Hằng năm, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự; VSATTP; an toàn phòng chống tai nạn thương tích (PCTNTT); an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường. Nhà trường xây dựng nội qui trường học, quy định giờ đóng, mở cổng khi đón trả trẻ, lắp đặt 16 mắt camera tại các khu vực hành lang, cổng, nhà xe, bếp ăn. Tại phòng bảo vệ có dán các số điện thoại của công an xã, công an phòng cháy chữa cháy (PCCC) để liên lạc khi cần thiết. Trường luôn quan tâm chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn PCTNTT cho trẻ. Công tác đảm bảo VSATTP luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm như ký hợp đồng với 100% các đơn vị cung ứng thực phẩm có uy tín, có chất lượng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ, giao nhận thực phẩm đúng quy định, chế biến đảm bảo đúng thực đơn, đúng quy trình một chiều, bếp ăn của được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm [H1-1.10-01]; [H1-1.10-02].
             Nhà trường có lịch tiếp công dân, hòm thư góp ý, công khai số điện thoại của Hiệu trưởng, phân công cá nhân  tiếp công dân để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của phụ huynh đối với các hoạt động của nhà trường. Ngay từ đầu của mỗi năm học, BGH đã có quy định trong việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường như: Giáo viên đón trả trẻ tận tay phụ huynh, phụ huynh đăng ký số điện thoại người đón trẻ, theo dõi trẻ tại sổ nhật ký đón trả trẻ, xây dựng và triển khai cho CBGVNV về nội dung phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng lịch trực cho bảo vệ đảm bảo theo quy định. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp,phân công,chỉ đạo,đôn đốc giáo viên thường xuyên tiến hành kiểm tra các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, rà soát các khu vực sinh hoạt, học tập của trẻ để kịp thời phát hiện và khắc phục những yếu tố gây mất an toàn cho trẻ. Vì vậy trong nhiều năm liên tục không xảy ra các tình huống mất an toàn cho cô và trẻ trong phạm vi nhà trường [H1-1.10-04].
Nhà trường thường xuyên thực hiện tốt việc tuyên truyền Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục. Tổ chức quán triệt CB- GV- NV thực hiện tốt Qui tắc ứng xử trong trường học, cử CB-GV-NV tham gia lớp học bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ về công tác đảm bảo an toàn do Phòng GD&ĐT Huyện, nhà trường tổ chức.Trẻ em đến trường được đối xử bình đẳng, công bằng, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần khi ở trường. Vì vậy không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới [H1-1.10-05].
Mức 2:
Hằng năm, nhà trường tổ chức các buổi tập huấn về phòng tránh TNTT, phòng chống dịch bệnh, phòng chống thảm họa, thiên tai, phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực trong nhà trường cho CB- GV- NV. Tập huấn cho CB- GV- NV toàn trường kiến thức về an toàn phòng chống cháy nổ, kỹ năng ứng phó khi có cháy và thực hành phương án thoát nạn cho cô và trẻ. Nhân viên bảo vệ được phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự. Nhân viên nuôi dưỡng được bồi dưỡng về vệ sinh ATTP; Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy trẻ các kỹ năng phòng, chống xâm hại, kỹ năng thoát nạn khi gặp các sự cố, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu [H1-1.10-01], [H1-1.10-02]; [H1-1.10-06].
Nhà trường thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền CB-GV-NV, 100% các nhóm lớp, các tổ, bộ phận đảm bảo công tác an toàn phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống bạo lực học đường. 100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, được đối xử bình đẳng, công bằng. Trong những năm qua nhà trường không xảy ra hiện tượng bạo lực học đường, an ninh trật tự được đảm bảo [H1-1.10-01].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường phối hợp tốt với lực lượng công an xã, xây dựng đầy đủ các phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn PCTNTT; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường, 100% CBGVNV và trẻ được phổ biến, hướng dẫn thực hiện các phương án. Thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.Trong những năm qua nhà trường không có bạo lực học đường, không xảy ra cháy nổ, đảm bảo an toàn an ninh trật tự tuyệt đối cho CBGVNV và trẻ.
3. Điểm yếu.
Nhà trường không có điểm yếu.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Phối hợp công an tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy trong năm học 2023 - 2024;
- Bồi dưỡng kiểm tra cho đội ngũ giáo viên.
- Tham mưu các cấp lãnh đạo để bổ sung hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại cho nhà trường.
Cử nhân viên bảo vệ tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh cho các đồng chí bảo vệ.
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ. Từ năm học 2024 - 2025. - Tham mưu với lãnh đạo xã chỉ đạo đơn vị an ninh phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ đảm bảo công tác an ninh. Tiếp tục phối hợp tốt với trạm y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong trường, công tác y tế trường học. Phối hợp với công an phòng cháy chữa cháy mở lớp tập huấn phòng chống cháy nổ cho cán bộ giáo viên nhân viên. Xây dựng phương án và thực hành phòng chống thảm họa thiên tai, tuyên truyền phối hợp với ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ xây dựng phương án, thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm phòng và chống các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng các nội dung và kiểm tra, rà soát định kỳ công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định, cử nhân viên bảo vệ tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh cho các đồng chí bảo vệ.
5. Tự đánh giá.
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt -  
b Đạt b Đạt -  
c Đạt     -  
Đạt Đạt  
Đạt: Mức 2
Kết luận về tiêu chuẩn 1.
Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo quy định: có 01 Hiệu trưởng, 02 Phó hiệu trưởng, có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng; có đủ các Hội đồng trường và các hội đồng khác; có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, có tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và Chi hội chữ thập đỏ hoạt động theo quy định, hằng năm được cấp trên đánh giá cao; trẻ đến trường được phân chia vào các nhóm lớp theo đúng quy định, số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không vượt quá quy định theo Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non; Nhà trường có phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển giai đoạn 2020 - 2025, thực hiện tốt các nhiệm vụ theo đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non; Nhà trường làm tốt công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản, quản lý chuyên môn; thực hiện tốt quy chế dân chủ và các hoạt động lễ hội, văn nghệ, vui chơi cho trẻ phù hợp với điều kiện địa phương; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học.
Tiêu chuẩn 1: Có 5 tiêu chí đạt Mức 2; Có 5 tiêu chí đạt Mức 3.
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Mở đầu:
Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, đồng chí Hiệu trưởng công tác trong ngành 36 năm, đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng công tác 27 năm và đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có thời gian công tác 34 năm. Cả ba đồng chí cán bộ quản lý đều có văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ đúng, đủ theo quy định, có năng lực quản lý, chỉ đạo hiệu quả các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo số lượng theo quy định, được phân công, công việc phù hợp theo năng lực; 100% giáo viên, nhân viên đều đạt trình độ chuyên môn đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có kinh nghiệm công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ. Hằng năm, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường đều được đánh giá, xếp loại kết quả đạt Khá, Tốt trở lên đảm bảo theo yêu cầu.
Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.
Mức 1:
a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;
b) Được đánh giá đạt chuẩn Hiệu trưởng trở lên;
c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Mức 2:
a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn Hiệu trưởng ở mức khá trở lên;
b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.
Mức 3:
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn Hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn Hiệu trưởng ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng nhà trường là các đồng chí có kinh nghiệm, thời gian công tác lâu năm trong ngành giáo dục; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; có đủ sức khỏe, năng lực quản lý để tổ chức điều hành các hoạt động trong trường. Về bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ các đồng chí đáp ứng đúng, đủ theo quy định: Có bằng cử nhân giáo dục mầm non, có bằng trung cấp lý luận chính trị, có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Việt Nam. Tuy nhiên, Hiệu trưởng và hai Phó hiệu trưởng khả năng sử dụng ngoại ngữ chưa thành thạo nên chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản. Trong nhiều năm công tác, các đồng chí liên tục được cấp trên ghi nhận hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu LĐTT, CSTĐ, được tặng Bằng khen [H2-2.1-01];
Hằng năm, theo hướng dẫn chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đã thực hiện việc tự đánh giá và được tập thể đánh giá. Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; từ năm học 2019 - 2020 đến năm học 2023 - 2024 đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng xếp loại tốt [H2-2.1-02]; [H2-2.1-03].
Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng luôn nhận được sự quan tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, sự quan tâm của Phòng GDĐT huyện Thanh Oai nên liên tục được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định như: Bồi dưỡng chính trị vào dịp hè các năm; đồng chí hiệu trưởng và 02 đồng chí phó hiệu trưởng được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiên tiến Steam; bồi dưỡng ứng dụng CNTT; PCTNTT, phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh và VSATTP; đổi mới hình thức tổ chức lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ; bồi dưỡng thường xuyên hằng năm. Sau mỗi đợt tập huấn, bồi dưỡng kết quả đều được xếp loại khá, giỏi. Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng có năng lực quản lý, điều hành và nắm vững chương trình giáo dục mầm non, tổ chức tốt các hoạt động trong nhà trường [H2-2.1-04].
Mức 2:
Hiệu trưởng, hai phó hiệu trưởng thực hiện đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo thông tư 25/2018/TT-BGĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT. Hiệu trưởng, hai phó hiệu trưởng thực hiện tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học (Năm học 2019-2020, 2021-2022, 2023-2024), kết quả xếp loại tốt, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng, hiệu trưởng đánh giá các phó hiệu trưởng theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Năm học 2019-2020, 2021-2022 cấp trên đánh giá. Kết quả đánh giá chuẩn Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được xếp loại tốt. [H2-2.1-03].
Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng nhà trường thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị do Huyện ủy và Đảng ủy xã tổ chức theo quy định. 02 đồng chí Phó hiệu trưởng tham gia học lớp Trung cấp Lý luận chính trị, hành chính, kết thúc khóa học xếp loại Khá. Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng được giáo viên, nhân viên trong nhà trường tín nhiệm; kết quả đánh giá xếp loại hằng năm luôn ở mức Hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ [H2-2.1-02]; [H2-2.1-04].
Mức 3:
Trong 05 năm học liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá Hiệu trưởng, hai phó hiệu trưởng thực hiện đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo thông tư 25/2018/TT-BGĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT. Hiệu trưởng, hai phó hiệu trưởng thực hiện tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học (Năm học 2019-2020, 2020-2021, 2021-2022, 2022- 2023), kết quả xếp loại tốt, cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá hiệu trưởng, hiệu trưởng đánh giá các phó hiệu trưởng theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học (Năm học 2019-2020, 2021-2022) cấp trên đánh giá. Kết quả đánh giá chuẩn Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng được xếp loại tốt [H2-2.1-03].
2. Điểm mạnh.
Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng nhà trường là các đồng chí có kinh nghiệm, thời gian công tác lâu năm trong ngành giáo dục; tâm huyết với nghề; trình độ đào tạo trên chuẩn, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; có đủ sức khỏe, năng lực quản lý để tổ chức điều hành các hoạt động trong nhà trường; hằng năm đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều đạt xếp loại khá trở lên. Đồng chí hiệu trưởng và hai đồng chí phó hiệu trưởng có chứng chỉ về phương pháp giáo dục tiên tiến Steam.
3. Điểm yếu.
Khả năng sử dụng ngoại ngữ của Hiệu trưởng và hai Phó hiệu trưởng chưa thành thạo nên chưa đáp ứng  yêu cầu hội nhập.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục phát huy năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý. Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng các lớp tập huấn như phương pháp giáo dục tiên tiến Steam, Reggio do cấp trên tổ chức.
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng cần tham gia các lớp giao tiếp ngoại ngữ để nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Năm học 2024 - 2025 và những năm tiếp theo - Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng tiếp tục học hỏi và tham gia lớp bồi dưỡng phương pháp giáo dục tiên tiến Steam, Reggio.



- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng cần tham gia các lớp giao tiếp ngoại ngữ để nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu hội nhập.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt - Đạt
b Đạt b Đạt    
c Đạt        
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên.
Mức 1:
a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;
b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;
c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.
Mức 2:
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;
c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3:
a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65%, đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non,Thông tư  số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Nội vụ về việc quy định khung danh mục vị trí việc làm và định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Cụ thể; Tổng số giáo viên 41 đồng chí/17 nhóm lớp, bình quân 2,4 giáo viên/lớp. Nhóm trẻ 25 - 36 tháng có 11 giáo viên/4 lớp - đạt tỷ lệ 2.75 giáo viên/lớp; khối mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi có 09 giáo viên/4 lớp - đạt tỷ lệ 2,25 giáo viên/lớp; khối mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi có 14 giáo viên/6 lớp - đạt tỷ lệ 2,3 giáo viên/lớp; khối mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi có 07 giáo viên/3 lớp - đạt tỷ lệ 2,3 giáo viên/lớp [H2-2.2-01]; [H1-1.7-02] .
Hiện nhà trường có 35/41 giáo viên có trình độ đào tạo Đại học, 04/41 giáo viên có trình độ cao đẳng, có 41/41 giáo viên được bồi dưỡng phương pháp giáo dục tiên tiến Steam [H2-2.2-02].
Giáo viên thực hiện đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo thông tư 26/2018/TT-BGĐT ngày 08/10/2018 của Bộ GD&ĐT. Giáo viên thực hiện tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học (Năm học 2018-2019, 2020-2021, 2022-2023), kết quả xếp loại Khá, Tốt, Hiệu trưởng đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Năm học 2019-2020, 2021-2022 hiệu trưởng đánh giá. Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên được xếp loại Khá, Tốt.  [H2-2.2-03].
Mức 2:
Hiện nhà trường có 39/41 đạt tỉ lệ 95,1% giáo viên có trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn (trong đó có 35/41 giáo viên trên chuẩn đạt tỉ lệ 85,4%.). Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn được nâng lên theo từng năm học. [H2-2.2-02].
Từ năm học 2019-2020 đến năm học 2023 - 2024 có 100% giáo viên trong trường đạt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non trong đó từ 85-95% tỷ lệ giáo viên xếp loại khá trở lên, trong đó hằng năm có trên 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt [H2-2.2-03].
Trong 05 năm liên tiếp từ năm học 2019 - 2020 đến năm học 2023 - 2024, nhà trường thường xuyên quán triệt giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giáo viên để giáo viên luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của ngành, nội dung quy chế của đơn vị và địa phương, cho nên không có giáo viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, hằng năm giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp huyện và đạt giải nhat, nhì, giải ba cấp huyện được khen thưởng giáo viên giỏi cấp huyện, danh hiệu LĐTT, CSTĐ cấp cơ sở [H2-2.2-03].
Mức 3:
39/41 giáo viên có trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn 35/41 giáo viên đạt tỷ lệ 85,4% (vượt 32% so với quy định) [H2-2.2-02].
Trong 05 năm liên tiếp từ 2019-2020 đến 2022-2023, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên. Trong đó hằng năm có trên 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt [H2-2.2-03].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường có số lượng đội ngũ giáo viên đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 06/2015-TTLT-BGD&ĐT-BNV. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn là 85,4% (vượt 32% so với quy định). Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có chuyên môn vững vàng, giàu lòng yêu thương trẻ, tận tâm với nghề. 100% giáo viên tự đánh giá và được cấp trên đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non hàng năm đạt khá trở lên. Hằng năm có giáo viên đạt giải cao (giải nhất, giải nhì, giải ba) trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
3. Điểm yếu.
Nhà trường chưa có giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp thành phố.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Cử giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn tham gia các lớp bồi dưỡng về tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến như Regio-Emilya, Steam để đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay. - Hiệu trưởng.
- Giáo viên.
Năm học 2024-2025 và các năm tiếp theo. - Rà soát, xây dựng kế hoạch tạo điều kiện cử giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên môn nâng chuẩn và tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến như Regio-Emilya, Steam để đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay.
5. Tự đánh giá.
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt a Đạt
b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt c Đạt    
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên.
Mức 1:
a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công;
b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;
c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Mức 2:
a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;
b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Mức 3:
a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;
b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Tại thời điểm đánh giá nhà trường có tổng số 11 nhân viên, đủ cơ cấu, số lượng quy định tại Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/03/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ nội vụ về việc Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Trong đó có 8 nhân viên nuôi dưỡng và 03 nhân viên hợp đồng 68 bảo vệ. Các nhân viên đều đảm nhiệm được các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, do không có nhân viên kế toán và y tế nên 02 giáo viên phải kiêm nhiệm [H2-2.3-01].
11/11 đồng chí Nhân viên được Hiệu trưởng phân công công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tế của mỗi người [H2-2.3-02].
Các đồng chí nhân viên đều nghiêm túc thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình và hoàn thành các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng giao. Hằng năm, 100% nhân viên được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được khen thưởng các danh hiệu thi đua LĐTT [H2-2.3-03].
Mức 2:
Đội ngũ nhân viên của nhà trường đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu, trong đó: 8 nhân viên nuôi dưỡng nấu ăn trên 401 trẻ, 03 nhân viên hợp đồng 68 bảo vệ. Tất cả nhân viên của nhà trường đều được đảm bảo đúng cơ cấu từng vị trí việc làm theo qui định tại Thông tư số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/03/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ nội vụ về việc Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập [H2-2.3-02].
Trong 5 năm liên tiếp từ năm học 2019 - 2020, 2020 - 2021, 2021 - 2022, 2022 – 2023, 2023 – 2024 100% các đồng chí nhân viên được đánh giá hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được khen thưởng các danh hiệu thi đua lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, không có đồng chí nhân viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H2-2.3-03].
Mức 3:
100% nhân viên có trình độ đào tạo đáp ứng vị trí việc làm cụ thể như sau: 02/8 nhân viên nuôi dưỡng có trình độ cao đẳng kỹ thuật chế biến món ăn, 06/8 đồng chí có trình độ trung cấp nấu ăn; nhân viên kế toán có trình độ đại học chuyên ngành kế toán; nhân viên y tế trình độ cao đẳng chuyên ngành y sĩ đa khoa; 03 nhân viên hợp đồng 68 bảo vệ có trình độ trung cấp nghề. Tuy nhiên một số nhân viên nuôi dưỡng chưa có chứng chỉ CNTT, sử dụng các phần mềm tiện ích còn hạn chế [H2-2.3-04].
100% nhân viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng vị trí việc làm cụ thể như: Nhân viên nuôi dưỡng được tham dự các chuyên đề chế biến món ăn, VSATTP, PCCC; nhân viên kế toán được tập huấn sử dụng các phần mềm quản lý thu, chi; nhân viên y tế được tập huấn công tác y tế trường học, đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống dịch bệnh; nhân viên bảo vệ được tập huấn nghiệp vụ bảo vệ [H2-2.1-03].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường có đủ số lượng nhân viên theo quy định. 100% nhân viên được bố trí đúng vị trí việc làm, được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Điểm yếu: Một số nhân viên khả năng ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm tiện ích còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục duy trì và giữ vững chất lượng nhân viên, tiếp tục cử nhân viên đi học nâng cao công tác chuyên môn, các đồng chí nhân viên khối văn phòng tăng cường tự học, cũng như học trên kênh thông tin khác để sử dụng các phần mềm tiện ích trong công tác quản trị dữ liệu trên hệ thống phần mềm theo quy định. - Hiệu trưởng.
- Nhân viên trong trường
- Năm học 2024 -2025 và các năm học tiếp theo - Động viên, tạo điều kiện cho nhân viên tham gia tự học và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
 
5. Tự đánh giá.
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt a Đạt
b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt        
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Kết luận về tiêu chuẩn 2:
Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Trường mầm non, đảm bảo về phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đủ và đúng theo định biên quy định của ngành. Nội bộ nhà trường đoàn kết, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao, không có cán bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm bị kỷ luật từ cảnh cáo. Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho CB- GV- NV học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng tốt nhiệm vụ được giao. Giáo viên, nhân viên được phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường, theo từng vị trí việc làm, nên đã có sự vận dụng sáng tạo, có hiệu quả phương pháp giáo dục và ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động của cô và trẻ nên chất lượng CSGD trẻ ngày càng được nâng lên. Hằng năm, đánh giá đánh giá xếp loại chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và xếp loại đánh giá nhân viên đạt kết quả cao.
Tiêu chuẩn 2: Có 3 tiêu chí đạt Mức 3.
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Mở đầu:
Trường Mầm non Tam Hưng A được xây dựng tại 3 thôn: Đại Định,  Hưng Giáo và Song Khê của xã, cả 3 khu đều có giao thông thuận tiện an toàn, có lối thoát nước tốt, đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh môi trường. Hiện nhà trường có tổng diện tích đất 7.162m2. Diện tích sàn là 2.739m2. Tổng diện tích sử dụng là 7.162 m2, có khuôn viên riêng biệt, có tường bao, cổng trường, biển trường, đảm bảo đáp ứng môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn cho trẻ. Trường gồm có 17 phòng học, 02 phòng phục vụ học tập, 04 phòng hành chính quản trị, 01 bếp ăn. Các phòng học và phòng chức năng, khu nhà hành chính, quản trị có đủ diện tích theo quy định và được xây dựng kiên cố. Thiết bị đồ dùng đồ chơi được trang bị đầy đủ, đồng bộ, hiện đại đáp ứng các yêu cầu của công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Các phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được xây dựng khép kín, đảm bảo sạch sẽ và sử dụng thuận tiện. Hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường. Các khu vực sân chơi, khu vực sinh hoạt chung như: Khu vực để xe của giáo viên, hiên chơi của trẻ đảm bảo yêu cầu chất lượng an toàn.
Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn
Mức 1:
a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;
b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;         
c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.
Mức 2:
a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định;
b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập;
c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).
Mức 3:
Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Tại thời điểm đánh giá trường mầm non Tam Hưng A có tổng diện tích sàn sử dụng là 7.162m2/401 trẻ (năm học 2023 – 2024), bình quân 17,8m2/trẻ đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/05/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn CSVC các trường mầm non (12m2/trẻ) (nhà trường vượt 5,8m2/trẻ). Trường lớp được xây dựng kiên cố, các khu được bố trí phù hợp [H3-3.1-01].
Nhà trường có đủ hệ thống cổng trường được xây dựng kiên cố, biển tên trường có ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 52/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non, có tường rào bao quanh ngăn cách với bên ngoài khuôn viên của nhà trường được bố trí phù hợp với cảnh quan, môi trường luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tạo môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ khi đến trường [H3-3.1-02] [H3-3.1-03].
Sân chơi, hiên chơi, hành lang của các lớp rộng rãi, chiều rộng hành lang trung bình 2,4m. Toàn bộ hiên chơi có lan can cao 1,2m bên trên có gióng chắn inox, thuận tiện cho trẻ sinh hoạt và tổ chức ăn trưa.  Hệ thống cây xanh trên sân trường được bố trí khoa học, hợp lý tạo không gian rộng rãi cho trẻ hoạt động và vui chơi. Tuy nhiên sân trường cây xanh chưa có nhiều bóng mát [H3-3.1-04][H3-3.1-05].
Mức 2:
Diện tích xây dựng công trình là 7.162m2/401 trẻ (vượt 5,8m2 /trẻ), diện tích sân vườn 4.423m2 theo mục 4.2.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non [H3-3.1-01].
Khuôn viên của nhà trường có tường rào bao quanh để đảm bảo an toàn cho trẻ và CB- GV- NV. Các nhóm, lớp có sân chơi phù hợp, sân chơi có nhiều cây xanh tạo bóng mát, các cây cảnh, bồn hoa được trồng hợp lý và đẹp mắt, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp. Nhà trường có khu đất trồng rau sạch, cây ăn quả với tổng diện tích 200m2 đảm bảo 0.3m2/ trẻ. Mỗi lớp có một góc thiên nhiên được trồng các loại cây xanh, cây hoa dành riêng cho trẻ chăm sóc bảo vệ, tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập [H3-3.1-03]; [H3-3.1-06]; [H3-3.1-07].
Nhà trường bố trí khu vực chơi cho trẻ với diện tích rộng rãi, có đầy đủ các loại thiết bị đồ chơi ngoài trời theo quy định [H1-1.6-05].
Mức 3:
Sân vườn nhà trường được bố trí khoa học, có khu vực phát triển vận động thuận tiện cho trẻ hoạt động. Nhà trường có nhiều loại thiết bị, đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời quy định tại Thông tư 32/2012/TT-BGDĐT ngày 14/9/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành như: Bập bênh, thú nhún, xích đu, cầu trượt, đu quay, cầu thăng bằng, thang leo, bộ đồ chơi liên hoàn. Ngoài ra còn có bộ cầu trượt đa năng 5 khối, nhà leo núi, ván dốc là những đồ chơi nằm ngoài danh mục, phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn cho trẻ [H1-1.6-05]. [H3-3.1-08].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường có diện tích xây dựng công trình là 7.162m2/401 trẻ (vượt 5,8m2 /trẻ). Có cổng, biển tên trường, tường rào bao quanh, khuôn viên của nhà trường được bố trí phù hợp, môi trường thân thiện an toàn cho trẻ. Nhà trường có hệ thống cây xanh được cắt tỉa thường xuyên. Diện tích sân chơi, hiên chơi của các nhóm lớp đảm bảo theo quy định, có vườn rau dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Có nhiều loại thiết bị đồ chơi ngoài trời theo danh mục và ngoài danh mục cho trẻ vui chơi, khám phá, đảm bảo tính an toàn.
3. Điểm yếu.
Một số cây xanh sân trường chưa có nhiều bóng mát.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Chỉ đạo tiếp tục duy trì, sử dụng có hiệu quả CSVC của nhà trường hiện có. Hằng tuần, hàng tháng, định kỳ vệ sinh khuôn viên, rà soát thiết bị đồ chơi ngoài trời để đảm bảo an toàn.
- Bổ sung cây xanh to có bóng mát rộng.
- Chăm sóc cây để tạo bóng mát sân trường.
Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên.
 
 Năm học 2023-2024
T8->T5-2024

T8->T10-2023

T8->T5-2024

 
- Tiếp tục chỉ đạo giữ gìn vệ sinh khuôn viên, bố trí các khu vực vui chơi hợp lý cho trẻ. Định kỳ rà soát thiết bị đồ chơi ngoài trời để đảm bảo an toàn.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo để bổ sung thêm cây xanh to có bóng mát cho nhà trường ở điểm B.
- Giao nhiệm vụ cho giáo viên, nhân viên khu B chăm sóc cây xanh hiện có của nhà trường để cây phát triển nhanh, tạo bóng mát cho sân trường.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt - Đạt
b Đạt b Đạt -  
c Đạt c Đạt -  
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập.
Mức 1:
a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi;
b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.
Mức 2:
a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định;
b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.
            Mức 3:
            Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
CSVC nhà trường khang trang sạch sẽ. Trường có 17 nhóm lớp/17 phòng học. Trong đó có 04 nhóm trẻ từ 25 - 36 tháng/4 phòng; 04 lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi/4 phòng; 06 lớp lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi /6 phòng; 03 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi/3 phòng; Nhà trường có 17 phòng sinh hoạt chung vừa là phòng ngủ. Nhà trường có các phòng chức năng như; 01 phòng giáo dục thể chất, 01 phòng giáo dục nghệ thuật, đảm bảo đáp ứng tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ [H3-3.2-01]; [H3-3.2-02].
100% các phòng học, phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ hệ thống quạt, đèn chiếu sáng, 100% các phòng học, phòng chức năng có đầy đủ tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học [H3-3.2-03]; [H3-3.2-04]
Mức 2:
 Nhà trường có 17 phòng sinh hoạt chung vừa là phòng ngủ với tổng diện tích bình quân một phòng là 100m2, đạt 4,2m2/trẻ (vượt 3,6m2 / trẻ) Nhà trường có phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, Tổng 5 phòng với diện tích 610m2, mỗi phòng trung bình 122m2/. Các phòng học, phòng chức năng được thiết kế theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907: 2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non, có đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng mát, nền nhà được lát gạch men sáng màu, có đủ bàn ghế của cô và trẻ, có đủ đồ dùng học liệu theo đúng quy cách và đủ số lượng Do đặc thù của nhà trường nên phòng sinh hoạt chung trong lớp đồng thời cũng là phòng ngủ của trẻ; phòng đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; có hệ thống quạt, rèm chống gió lùa. Nhà trường trang bị đầy đủ hệ thống chăn ấm, gối, giường để đảm bảo trẻ ngủ ngon, an toàn. [H3-3.2-02]; [H1-1.6-05].
Trong các nhóm/ lớp có đầy đủ hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đủ các thiết bị đồ chơi, đồ dùng cá nhân, tài liệu phục vụ học tập theo quy định tại Thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ GD&ĐT ban hành Danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non. Tất cả các loại đồ dùng đồ chơi đều phù hợp với độ tuổi của trẻ, đảm bảo tính giáo dục được sắp xếp hợp lý và an toàn, thuận tiện cho trẻ khi sử dụng [H3-3.2.04].
Mức 3:
Nhà trường có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với tin học, ngoại ngữ và hoạt động âm nhạc. Các phòng có đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị hiện đại cho trẻ hoạt động như: máy tính, máy chiếu, tivi, loa, đài, đàn, gương, gióng múa [H3-3.2-04].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có 17 phòng học tương ứng với số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo theo độ tuổi. Các phòng sinh hoạt chung đảm bảo diện tích 122m2, đạt 5,1m2/trẻ (vượt 3,6m2 / trẻ). Tất cả các phòng, nhóm được thiết kế hợp lý theo yêu cầu, có đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong mỗi nhóm, lớp cho cô và trẻ theo quy định. Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng; có hệ thống đèn chiếu sáng học đường, hệ thống quạt trần đảm bảo cho mỗi nhóm, lớp. Trong đó 100% nhóm, lớp đã được lắp điều hòa, đảm bảo mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Có đầy đủ các phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen âm nhạc và giáo dục thể chất.
3. Điểm yếu.
 Không có.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Ni dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục chỉ đạo sử dụng, bảo quản tốt các phòng, nhóm lớp, phòng chức năng.
- Tiếp tục tham mưu các cấp đầu tư trang thiết bị hiện đại tại các phòng chức năng.
Hiệu trưởng Năm học 2024 -2025 và các năm học tiếp theo. - Nhà trường tiếp tục sử dụng có hiệu quả các phòng, nhóm lớp, rà soát bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi các nhóm lớp.
- Tham mưu các cấp lãnh đạo bổ sung trang thiết bị đồ dùng để nâng cao hiệu quả hoạt động các phòng chức năng.
5. Tự đánh giá.
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt -  Đạt
b Đạt b Đạt -  
c Đạt -   -  
Đạt Đạt  Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị
Mức 1:
a) Có các loại phòng theo quy định;
b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;
c) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự.
Mức 2:
a) Đảm bảo diện tích theo quy định;
b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi.
Mức 3:
Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Nhà trường có đầy đủ các loại phòng theo quy định, đảm bảo diện tích, thiết kế theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non: 01 phòng Hiệu trưởng; 02 phòng Phó hiệu trưởng; 01 phòng hội trường, 01 phòng hành chính quản trị; 01 phòng y tế; 02 phòng bảo vệ; 01 phòng dành cho nhân viên; 02 khu vệ sinh dành riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; 01 khu để xe cho CB- GV- NV [H3-3.1-01].
Các phòng hành chính quản trị của nhà trường được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phù hợp với vị trí việc làm: Phòng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có bàn làm việc, bàn ghế tiếp khách, có máy vi tính, máy in; Phòng y tế có tủ đựng trang thiết bị y tế và đồ dùng theo dõi sức khỏe của trẻ, có tủ thuốc và các danh mục thuốc theo quy định, có bảng theo dõi cân nặng và chiều cao, theo dõi khám sức khỏe của trẻ, có phác đồ cấp cứu một số bệnh thường gặp ở trẻ; Phòng hành chính quản trị có tủ đựng hồ sơ, bàn làm việc, máy tính, máy in; Phòng bảo vệ có bàn ghế, đồng hồ, bảng công tác, sổ theo dõi khách đến; Phòng nhân viên có tủ để đồ dùng cá nhân của nhân viên [H3-3.2-04].
Khu để xe của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có mái che được thiết kế hợp lý, vị trí được bố trí phù hợp với khuôn viên của trường, thuận tiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên để xe được đảm bảo an toàn [H3-3.3-01].
Mức 2:
Nhà trường có đủ các khối phòng hành chính quản trị, đảm bảo diện tích, thiết kế theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907: 2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Các phòng được trang bị đồ dùng đầy đủ và hiện đại, đặt ở vị trí thuận tiện cho việc quản lý, tiếp khách, phụ huynh: Có 01 phòng hội trường diện tích 120 m2; 01 phòng hiệu trưởng diện tích 25m2; 02 phòng phó hiệu trưởng diện tích 25m2 mỗi phòng; 01 phòng y tế diện tích 25m2; 01 phòng hành chính quản trị diện tích 25m2 mỗi phòng; 01 phòng bảo vệ diện tích 20m2; 01 phòng nhân viên diện tích 26m2; 01 khu để xe cho CB-GV-NV diện tích 150m2; 02 khu vệ sinh dành riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên diện tích 30 m2 mỗi khu. [H3-3.1-01].
Nhà trường có khu vực để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có mái che,  đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho phương tiện, tài sản [H3-3.3-01].
Mức 3:
Nhà trường có đủ các phòng: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hội trường, văn phòng trường, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho CB-GV-NV, khu để xe dành cho CB-GV-NV đảm bảo đầy đủ theo quy định tại tiểu mục 5.5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non. [H3-3.3-02].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có đủ các phòng hành chính quản trị đầy đủ theo quy định tại tiểu mục 5.5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Các phòng được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại phù hợp với vị trí việc làm, yêu cầu công việc.
3. Điểm yếu.
Không có.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục chỉ đạo sử dụng có hiệu quả các khối phòng hành chính quản trị.
- Bổ sung thiết bị các phòng đầy đủ và hiện đại hơn.
- Hiệu trưởng.
- Kế toán.



 
Năm học 2024 - 2025 và các năm tiếp theo.
 
- Tiếp tục bố trí, sử dụng hợp lý các phòng thuộc khối hành chính có hiệu quả.
- Căn cứ nguồn ngân sách, xây dựng dự toán để bổ sung thiết bị cho các phòng đầy đủ, hiện đại hơn.

5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt - Đạt
b Đạt b Đạt -  
c Đạt -   -  
Đạt Đạt  Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn.
Mức 1:
a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.
Mức 2:
Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
Mức 3:
Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Nhà trường có 02 bếp ăn được xây dựng kiên cố, bố trí theo quy trình vận hành một chiều, được đảm bảo theo đúng quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/05/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn CSVC các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Tất cả được thiết kế, bố trí, sắp xếp và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều [H3-3.3-02].
Bếp ăn có kho để lương thực, thực phẩm riêng của cô và của trẻ. Các loại thực phẩm được phân chia trong từng ngăn tủ có dán nhãn mác tên thực phẩm riêng biệt được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ thuận tiện cho việc nhập, xuất kho cũng như đảm bảo VSATTP [H3-3.4-01].
Việc thực hiện lưu mẫu thức ăn được đảm bảo theo đúng quy định, có tủ lạnh bảo quản thức ăn sống và lưu mẫu thức ăn của trẻ hằng ngày [H3-3.4-02].
Mức 2:
Nhà bếp có diện tích 259,3m2/401 trẻ, bình quân 0,83m2/trẻ, được xây dựng và vận hành theo quy trình một chiều, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo theo quy định. Nhà bếp có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ ăn bán trú tại trường; có tủ lạnh bảo quản thức ăn sống và lưu mẫu thức ăn của trẻ ăn bán trú. Bếp có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường như; tủ sấy bát, xoong, nồi, hệ thống bếp đun cho trẻ được sử dụng bếp gas, tủ hấp cơm gas, máy xay thịt, bàn inox, chậu rửa, dụng cụ nấu, chia ăn cho học sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, ATTP, được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Dụng cụ nấu, chia ăn cho trẻ được sấy, khử trùng hằng ngày. Nhà trường ký hợp đồng với công ty nước sạch, chất lượng nước được cơ quan y tế kiểm định. Có đủ nước sử dụng, chất lượng nước đảm bảo theo quy định, hằng năm được kiểm nghiệm, xét nghiệm mẫu nước đầy đủ. Việc xử lý các chất thải đảm bảo theo đúng quy định, vệ sinh sạch sẽ, có hợp đồng thu gom rác với công ty vệ sinh môi trường. Nhà trường trang bị đầy đủ hệ thống phòng chống cháy nổ, niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy tại bếp ăn đầy đủ [H1-1.06-05];  [H3-3.3-02]; [H3-3.4-03]; [H3-3.4-04];  [H3-3.4-05].
Mức 3:
Bếp ăn của nhà trường được thiết kế vận hành dây chuyền hoạt động một chiều, hợp vệ sinh. Khu sơ chế và chế biến thực phẩm đủ ánh sáng, thông thoáng, ngăn cách với khu nấu ăn và khu chia thức ăn. Bếp ăn đảm bảo được thiết kế xây dựng theo đúng quy định tại Mục 5.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907: 2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Bếp ăn gồm; Nhà bếp khu giao nhận thực phẩm, khu sơ chế, khu chế biến thực phẩm, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; Nhà kho. Nhà bếp có diện tích 259,3m2/311 trẻ, bình quân 0,83m2/trẻ (vượt 0,53m2/ trẻ) Khu sơ chế và chế biến thực phẩm đủ ánh sáng, thông thoáng, ngăn cách với khu nấu ăn và khu chia thức ăn. Khu chia thức ăn có cửa mở trực tiếp với hành lang chung để tới các phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. Nhà trường đầu tư hệ thống lưới chắn côn trùng bao quanh khu bếp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm [H3-3.4-01].
2. Điểm mạnh.
Bếp ăn có diện tích rộng rãi bình quân 0,83m2/trẻ (vượt 0,53m2/trẻ), được xây dựng kiên cố và vận hành theo quy định bếp ăn một chiều với các trang thiết bị đảm bảo VSATTP. Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn hằng ngày theo quy định và kho thực phẩm được phân chia theo các khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt.
3. Điểm yếu.
Không có.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp
 thực hiện
- Tiếp tục bố trí, sử dụng hệ thống khối phòng tổ chức ăn cho trẻ hợp lý, đạt hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị nhà bếp; bổ sung kịp thời những thiết bị không đảm bảo khi sử dụng; dần thay thế trang thiết bị đồng bộ, hiện đại.
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng. Năm học 2024- 2025 và các năm tiếp theo. - Nhà trường lập kế hoạch kiểm tra các đồ dùng, trang thiết bị để thay thế kịp thời các thiết bị đã hỏng trong quá trình sử dụng và cân đối kinh phí mua sắm bổ sung phù hợp. Duy trì hoạt động nhà bếp theo quy trình một chiều. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách thường xuyên kiểm tra việc lưu mẫu thức ăn hằng ngày, kiểm tra hệ thống gas, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nội quy nhà bếp.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt - Đạt - Đạt
b Đạt -   -  
c Đạt -   -  
Đạt  Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
Mức 1:
a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;
b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.
Mức 2:
a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;
b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;
c) Hằng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm.
Mức 3:
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Nhà trường đã trang bị cho 100% các nhóm, lớp đầy đủ các thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ GD&ĐT ban hành danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non. Hệ thống thiết bị đồ dùng, đồ chơi được trang bị phù hợp theo từng độ tuổi, được sử dụng thường xuyên, hiệu quả trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ [H1-1.6-05].
Ngoài các thiết bị, ĐDĐC theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 của Bộ GD&ĐT ban hành danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non được cấp phát, ngoài ra nhà trường phát động các phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tới giáo viên để phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đạt hiệu quả tốt nhất. Tất cả các loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đều đảm bảo theo quy định, đảm bảo tính giáo dục cao và an toàn phù hợp cho trẻ khi sử dụng. [H3-3.1-08]
Hằng năm, nhà trường đều thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm kê tài sản và các trang thiết bị để lập phương án sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp các thiết bị ĐDĐC phục vụ cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Những ĐDĐC không còn sử dụng được, nhà trường rà soát đề nghị thanh lý hoặc hủy theo đúng quy định [H3-3.5-01], [H3-3.5-02], [H3-3.5-03].
Mức 2:
Nhà trường đã trang bị hệ thống máy tính phục vụ cho hoạt động quản lý, dạy và học của các lớp, gồm 05 máy tính phục vụ cho công tác quản lý, 03 máy tính phục vụ cho hoạt động dạy học, không có máy tính cho trẻ thực hành. Tất cả máy tính đều được kết nối Internet, thuận tiện khi sử dụng [H3-3.5-04].
17 nhóm, lớp trong nhà trường được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học theo quy định tại Thông tư 01/VBHN-BGDĐT danh mục ĐDĐC thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non [H1-1.6-05].
Vào đầu mỗi năm học, nhà trường dựa vào kết quả thống kê thiết bị đồ dùng, đồ chơi của các phòng chức năng, các nhóm lớp cuối năm học trước theo quy định của Bộ GD&ĐT; tùy vào khả năng điều kiện kinh phí của nhà trường để mua bổ sung các thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ cho chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thông qua các hội thi, thao giảng chuyên đề, nhà trường phát động các phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, từ đó tăng số lượng, chủng loại của trang thiết bị trong các lớp, tạo điều kiện để trẻ được vui chơi và học tập tốt nhất [H3-3.5-01].
Mức 3:
Các thiết bị, ĐDĐC tự làm và các loại ĐDĐC phát triển kĩ năng ứng dụng phương pháp Montessori; các ĐDĐC tại khu trải nghiệm, khu sáng tạo nghệ thuật, khu vận động được giáo viên khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhà trường chỉ đạo giáo viên sử dụng phần mềm ứng dụng Powerpoint, Eleanring thiết kế các bài giảng, giáo án điện tử theo chủ đề phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tất cả các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy nhiên, một số đồ dùng đồ chơi tự tạo tính thẩm mỹ chưa cao. [H3-3.5-01].
2. Điểm mạnh.
Trường có đủ các thiết bị, ĐDĐC theo danh mục và ngoài danh mục cho trẻ theo quy định. Ngoài những đồ dùng đồ chơi theo quy định, hằng năm nhà trường đã chỉ đạo giáo viên sưu tầm, làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi có tính giáo dục cao nhằm phục vụ tốt các hoạt động của trẻ. Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ cho công tác quản lý. Hằng năm theo định kỳ được bổ sung, kiểm kê, sửa chữa
3. Điểm yếu.
Một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo tính thẩm mỹ chưa cao, độ bền chưa có.
  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục trang bị đồ dùng, đồ chơi cho các lớp theo quy định tại Thông tư 01/TT/BGDĐT
- Tăng số lượng đồ dùng đồ chơi tự tạo đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên.
 
- Năm học 2024- 2025 và các năm tiếp theo. - Tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch bổ sung các loại thiết bị đồ dùng đồ chơi cho các lớp theo quy định.
- Phát động các phong trào thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo. Chỉ đạo Ban giám khảo đề cao tính thẩm mỹ khi chấm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt - Đạt
b Đạt b Đạt -  
c Đạt c Đạt -  
Đạt  Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Mức 1:
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;
b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;
c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.          
Mức 2:
a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;
b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được xây dựng khép kín theo từng phòng, có khu vực vệ sinh nam, nữ riêng phù hợp với trẻ và CB- GV- NV, phù hợp với cảnh quan sư phạm của nhà trường Nhà vệ sinh của trẻ phù hợp với trẻ khuyết tật hòa nhập học [H3-3.6-01].
Hệ thống phân phối đường ống, cấp thoát nước của nhà trường được đặt ngầm trong tường (trong hộp kỹ thuật) nên rất đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo theo quy định, hằng năm được kiểm nghiệm định kỳ. Nước uống cho giáo viên và trẻ được hợp đồng với Công ty Cổ phần đầu tư phát triển dịch vụ Hà Đông, chất lượng nước được cơ quan y tế kiểm định 2 lần/1 năm.  [H3-3.6-02].
Hằng năm, nhà trường ký hợp đồng lao động nhân viên vệ sinh môi trường và Công ty môi trường trong việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường . Hệ thống thu gom rác thải được bố trí hợp lý, có thùng đựng và phân loại rác thải, thùng đựng có nắp đậy, rác thải được công ty môi trường thu gom trong ngày [H3-3.4-04]; [H3-3.6-03]
Mức 2:
Phòng vệ sinh cho trẻ tại các nhóm/ lớp đều được thiết kế xây dựng khép kín, thuận tiện cho giáo viên dễ quan sát với tổng diện tích 400m2/401 trẻ đạt 1,2m2/trẻ. Các phòng vệ sinh được trang bị các thiết bị vệ sinh phù hợp với từng độ tuổi. Đối với NT: có vòi rửa tay, ghế ngồi bô, có bệ xí cho trẻ 25 - 36 tháng. Đối với MG; có máng nước, vòi nước rửa tay, bồn đi tiểu và bệ xí, có vách ngăn riêng khu vệ sinh của trẻ trai và trẻ gái. Nhà trường có khu vệ sinh dành riêng cho CB- GV- NV tại các khu và được thiết kế khép kín, thuận tiện cho CB- GV- NV khi sử dụng, phù hợp với cảnh quan môi trường của nhà trường [H3-3.6-01].
Nhà trường ký hợp đồng với Công ty Cổ phần đầu tư phát triển dịch vụ Hà Đông cung cấp nước uống Lavi cho trẻ, nước sinh hoạt hằng ngày bằng nước giếng khoan, nguồn nước đã được xử lý bằng cát và than hoạt tính đã đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải của nhà trường đáp ứng theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế. Trường có hệ thống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, hệ thống thoát nước riêng cho khu vực nhà bếp, khu vệ sinh không gây ùn tắc, ứ đọng nước. Có đủ các phương tiện, dụng cụ có nắp đậy để phân loại, chứa đựng tạm thời, rác thải của nhà trường được công ty môi trường thu gom và vận chuyển xử lý trong ngày theo quy định. Tuy nhiên nước sinh hoạt chưa được sử dụng nước máy công nghiệp. [H3-3.6-02];  [H3-3.6-03].                                 
2. Điểm mạnh
Nhà trường có các phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Phòng vệ sinh của trẻ được xây dựng khép kín trong phòng sinh hoạt chung. Khu vệ sinh của CB- GV- NV tách rời khu vệ sinh của trẻ, thuận tiện khi sử dụng. Hệ thống đảm bảo theo quy định: Hệ thống cấp thoát nước được đặt ngầm trong tường, đảm bảo vệ sinh môi trường, có đủ nước sạch cung cấp trong việc ăn uống của trẻ và sinh hoạt hằng ngày, không gây ùn tắc, ứ đọng nước xung quanh trường; việc thu gom xử lý rác thải trong sinh hoạt được đảm bảo theo quy định, không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng tới hoạt động của nhà trường.
3. Điểm yếu.
Nhà trường chưa được sử dụng nước sạch.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện vệ sinh môi trường sạch sẽ trong các công trình vệ sinh và hệ thông cấp thoát nước của nhà trường.
- Lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch vào nhà trường.
-Hiệu trưởng - Năm học 2024-2025 và các năm tiếp theo
T9 - T10/2024
- Tham mưu với UBND xã có kế hoạch sớm đưa đường nước sạch vào nhà trường
- Liên hệ với công ty nước sạch Thanh Oai để có được nước sạch đưa vào sử dụng cho năm học 2025- 2026
5. Tự đánh giá.
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt -  
b Đạt b Đạt -  
c Đạt     -  
Đạt  Đạt  
Đạt: Mức 2
* Kết luận về tiêu chuẩn 3:
Nhà trường có diện tích đất và diện tích sàn vượt so với quy định, khuôn viên phù hợp với các yêu cầu về thiết kế theo quy định của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907: 2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Hệ thống các phòng sinh hoạt chung của trẻ, các phòng chức năng, các phòng hành chính quản trị của CB-GV-NV đều đảm bảo đủ diện tích, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ công việc. Các công trình phụ trợ đều đảm bảo yêu cầu về thiết kế theo quy định, được xây dựng kiên cố, vững chắc, có đầy đủ biển trường, tường rào bao quanh, có nguồn nước sạch, hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh, các khu vực sân chơi được lát gạch sạch sẽ. Hệ thống cây xanh được chăm sóc, đẹp mắt phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, khám phá và nhiều hoạt động giáo dục khác của cô và trẻ. Hệ thống đồ chơi ngoài trời phong phú, đảm bảo an toàn cho trẻ. Nhà trường chú trọng đầu tư trang bị, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ trong danh mục và ngoài danh mục theo đúng quy định. Bên cạnh đó, các lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi được ưu tiên đầu tư đồng bộ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi khác ngoài danh mục, đảm bảo thiết thực phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ. Hằng năm, nhà trường tiến hành rà soát kiểm kê, lên phương án bổ sung, sửa chữa, thay thế mới, thanh lý những thiết bị, đồ dùng, đồ chơi không sử dụng được theo quy định.
Tiêu chuẩn 3: Có 1 tiêu chí đạt Mức 2.
Có 5 tiêu chí đạt Mức 3.
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Mở đầu:
Trong giai đoạn hiện nay, việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cho trẻ mầm non luôn được xã hội quan tâm. Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ thì mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trở thành một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi cần có sự vào cuộc của cả xã hội, các cấp, các ngành và CMHS cần có những quan tâm đầu tư đúng mức cho giáo dục mầm non.
Trong những năm học qua, Trường Mầm non Tam Hưng A đã làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diện CMHS, nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng nhà trường ngày một phát triển.
Nhà trường có Ban đại diện CMHS của trường và các nhóm lớp. Ban đại diện CMHS được kiện toàn hằng năm và nghiêm túc hoạt động theo đúng quy định đã đề ra. Ban đại diện đã phối hợp với lãnh đạo quản lý nhà trường và giáo viên tổ chức tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước có liên quan đến công tác giáo dục mầm non. Phối hợp với nhà trường để làm tốt công tác tuyển sinh, công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ và công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường.
Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ.
Mức 1:
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.
Mức 2:
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.
Mức 3:
Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) được thành lập và kiện toàn ngay từ đầu năm học, bao gồm Ban đại diện CMHS của 17 nhóm, lớp và Ban đại diện CMHS của nhà trường. Ban đại diện CMHS mỗi nhóm, lớp gồm: 01 trưởng ban, 01 phó trưởng ban và 01 ủy viên. Ban đại diện CMHS của nhà trường gồm; 01 trưởng ban, 01 phó trưởng ban và 01 uỷ viên. Ban đại diện CMHS được thành lập, hoạt động và thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo Điều lệ. Ban đại diện CMHS thực hiện đúng theo Thông tư 55/2011 tổ chức họp 3 lần/ năm vào các đợt đầu năm, sơ kết học kỳ I, họp cuối năm, các cuộc họp có lưu giữ đầy đủ biên bản họp. Các thành viên Ban đại diện CMHS là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các nhóm, lớp, nhà trường và Ban đại diện CMHS trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh của lớp.  Nhiệm kỳ của Ban đại diện CMHS nhóm, lớp và Ban đại diện CMHS nhà trường là một năm học. Các thành viên Ban đại CMHS có thể thay đổi, bổ sung khi cần thiết theo đề nghị của trưởng ban. Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện CMHS lớp do toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết định. Ban đại diện CMHS của nhà trường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận theo đa số. Vào đầu năm học đại diện CMHS phối hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động, quy chế phối hợp nhà trường cho cả năm, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường [H4-4.1-01].
Ngay kỳ họp CMHS đầu năm học, nhà trường báo cáo tóm tắt kết quả năm học trước, báo cáo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học mới. Trao đổi các biện pháp phối kết hợp giữa nhà trường với ban đại diện CMHS trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Thông báo công khai các khoản thu, chi trong nhà trường. Trên cơ sở đó Ban đại diện CMHS xây dựng kế hoạch hoạt động năm học và kế hoạch cụ thể theo từng tháng [H4-4.1-02].
Mỗi một năm học đại diện CMHS nhà trường tổ chức ít nhất là 3 kỳ họp, để thực hiện công khai kế hoạch hoạt động của đại diện CMHS. Triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách về giáo dục đối với CMHS nhằm nâng cao trách nhiệm CSGD trẻ, đồng thời bàn bạc, trao đổi những biện pháp phối kết hợp CSGD trẻ như; phối hợp tổ chức ngày hội, ngày lễ, tổ chức hoạt động ngoại khóa, kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường và việc giao nhận thực phẩm hằng ngày, phối hợp rèn một số nề nếp, thói quen trong sinh hoạt cho trẻ [H4-4.1-03].
Mức 2:
Đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và ban đại diện CMHS, phối hợp các nội dung như: Tuyên truyền cho trẻ đến trường đảm bảo chuyên cần, tổ chức các ngày hội, ngày lễ, các hội thi, phối hợp trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Ban đại diện CMHS phối hợp với nhà trường tổ chức 3 kỳ họp trong năm học (Đầu năm học, cuối học kỳ I, cuối năm học) và đột xuất để công khai đánh giá kết quả, đồng thơi bàn bạc trao đổi các biện pháp phối hợp trong công tác CSND và giáo dục trẻ. Ngoài ra nhà trường còn mời CMHS tới dự giờ các hoạt động giáo dục vui chơi của trẻ tại lớp, dự các buổi lễ hội, phong trào thi đua của nhà trường trong năm học: Ngày hội đến trường của bé, tết trung thu, hội thi GV dạy giỏi, Ngày hội thể thao, tham quan dã ngoại. Ban đại diện CMHS phối hợp cùng nhà trường tổ chức khám sức khỏe cho trẻ mỗi năm ít nhất 1 lần, phối hợp với các bậc phụ huynh họp thống nhất tại trường, trao đổi thống nhất với nhà trường thực hiện tốt về chất lượng dinh dưỡng của trẻ, tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Hằng năm CMHS phối hợp cùng nhà trường tổ chức ngày hội, ngày lễ, sự kiện: Tết nguyên đán, ngày 8/3, ngày 20/10, sinh nhật trẻ. Qua những hoạt động đó CMHS đã phần nào nắm được phương pháp, hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ khi ở nhà, nắm được các văn bản pháp luật được niêm yết công khai trong các bản tin, website của nhà trường để cán bộ. Chủ động tham mưu đề xuất với UBND xã, trạm y tế để có kế hoạch tuyên truyền phòng chống các loại dịch bệnh  [H4-4.1-03].
Thông qua các buổi họp phụ huynh và trang thông tin điện tử của trường, nhóm zalo lớp, bảng tuyên truyền, Ban phụ huynh phối hợp cùng nhà trường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục như: Tuyên truyền về Chương trình giáo dục mầm non, công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, việc không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ 5 tuổi, sự chuẩn bị tâm thế của trẻ vào lớp 1; các chủ trương, chính sách, quy định mới của ngành, địa phương; công tác phòng chống dịch COVID-19 đúng quy định; thực hiện luật an toàn giao thông tại cổng trường đến với CMHS trong toàn trường nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ) [H4-4.1-03].
Trong thời gian cho trẻ nghỉ dịch bệnh Covitd-19 ở nhà, mỗi tuần giáo viên các nhóm lớp mẫu giáo tương tác với trẻ 2 hoạt động/ tuần [H4-4.1-03].
Mức 3:
       Ban đại diện CMHS phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe, phòng tránh tai nạn, thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ ở trường, lớp và gia đình. Tổ chức tốt ngày hội ngày lễ, hội thi của trẻ; hội thi giáo viên giỏi cấp trường, trang trí lớp, biểu diễn văn nghệ theo kế hoạch của nhà trường. Ban đại diện CMHS đã phối hợp với công đoàn nhà trường; phối hợp cùng chi đoàn thanh niên tuyên truyền về việc thực hiện giao thông an toàn ngoài cổng trường; vận động các tổ chức đoàn thể, cá nhân trong xã ủng hộ nhà trường, trao tặng tài sản. Thực hiện ủng hộ, chi nguồn quỹ hội đúng mục đích, đúng nguyên tắc tài chính, không lãng phí theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011.Xây dựng mối quan hệ mật thiết, thân thiện giữa nhà trường các bậc cha mẹ, các tổ chức xã hội để có sự thống nhất về phương pháp CSGD trẻ phù hợp [H1-1.2-04]; [H4-4.1-06].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường có Ban đại diện CMHS trường và Ban đại diện CMHS các nhóm /lớp được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Ban đại diện CMHS. Các thành viên Ban đại diện là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc”.
3. Điểm yếu
Số buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách về giáo dục giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS trường còn ít.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
- Tiếp tục làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban đại diện CMHS.
- Tăng số buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.
- Hiệu trưởng
- Ban đại diện CMHS của nhà trường.

 
- Năm học 2024-2025 - Nhà trường tiếp tục phối hợp với Ban đại diện CMHS trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phối hợp với Ban đại diện CMHS để có nhiều buổi tuyên truyền, xây dựng cụ thể hằng tháng, hằng quý, hướng dẫn, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ sâu hơn.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt   Đạt   Đạt
b Đạt -   -  
c Đạt -   -  
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường.
Mức 1:
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;
c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.
Mức 2:
a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.
Mức 3:
Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
1. Mô tả hiện trạng
Mức 1:
Hằng năm, ngay từ đầu năm học, nhà trường chủ động tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tam Hưng về kế hoạch giáo dục từng năm học, nâng cao chất lượng CSND trẻ, tham mưu với UBND xã về việc rà soát trẻ ở độ tuổi mầm non trong địa bàn xã để xây dựng phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi. Huy động 100% trẻ 5 tuổi đến trường Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng nhà trường đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như; Tham mưu trong công tác tuyển sinh, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ [H4-4.2-01].
Hằng năm, trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học và điều kiện thực tế, nhà trường đã có kế hoạch xây dựng các bài tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung, kế hoạch giáo dục qua các hình thức như; Đăng tải trên trang Website và bảng tin của trường, phát tờ rơi, treo băng zôn ở cổng trường, tài liệu tuyên truyền tại zalo các nhóm lớp công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi đến 100% các hộ dân đang sống trên địa bàn xã, như bài tuyên truyền về công tác sữa học đường, phòng chống dịch bệnh thủy đậu, sốt xuất huyết,tay chân miệng, đặc biệt là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm [H4-4.2-02].
Nhà trường đã huy động được nguồn tài trợ từ các tổ chức, ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân và Ban đại diện CMHS như: Ban đại diện CMHS nhà trường và các nhóm, lớp trao tặng hiện vật 5 chiếc điều hòa Funiki 12000w, 01 bình nóng lạnh 5 lít lắp tại 2 lớp 5 tuổi, 1 lớp 4 tuổi và 2 lớp nhà trẻ. Hằng năm, giáo viên, CMHS và nhân dân tham gia Tết trồng cây nhân dịp đầu xuân mới với nhiều chủng loại cây hoa, cây cảnh trồng trong sân trường, tại hành lang, các góc thiên nhiên của các nhóm, lớp. Nhà trường sử dụng các nguồn tài trợ trên đúng mục đích và có hiệu quả trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và tạo cảnh quan môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, thân thiện [H4-4.2-03].
Mức 2:
Nhà trường đã tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015 - 2020; 2020-2025 đó là; Phương hướng nâng cao chất lượng các hoạt động trong trường, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nhà trường phấn đấu đủ điều kiện đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2023 [H1-1.1-01];
Hằng năm, nhà trường phối hợp chặt chẽ với Công đoàn, Chi đoàn nhà trường, Chi Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể trong xã; tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ của cô và trẻ: Tết trung thu, 20/11, 08/3, 01/06. Tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ hội của địa phương [H4-4.2-04].
Mức 3:
Nhà trường đã tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức cá nhân để xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa của địa phương. Từ năm 2019 đến năm 2024, hằng năm nhà trường tổ chức các hoạt động như: “Ngày hội đến trường của bé”, “Tết Trung thu”, hoạt động chào mừng các ngày hội, ngày lễ, sự kiện của địa phương. Duy trì danh hiệu “Đơn vị văn hóa” [H4.4.2.05].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường làm tốt công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường trong suốt những năm qua: thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành và địa phương đối với GDMN. Nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp và được thay đổi linh hoạt. Công tác huy động các nguồn tài trợ có hiệu quả và đưa vào hoạt động đúng mục đích, đúng quy định. Nhà trường phối hợp với các ban, ngành để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện của địa phương. Nhà trường luôn phát huy và duy trì tốt danh hiệu “Đơn vị văn hóa”.
3. Điểm yếu.
 Công tác tuyên truyền của một số GV còn hạn chế do thiếu kinh nghiệm và kỹ năng.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
Tiếp tục duy trì công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường để thực hiện phương án chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.  Hiệu trưởng  Năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo.  Tích cực mưu các cấp ủy đảng, chính quyền, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ ủng hộ nhà trường trong mọi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối hợp với các ban nganh, đoàn thể liên quan nâng cao hiệu quả công tác XHHGD, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể xã trong các ngày hội, ngày lễ cho trẻ để trường Mầm non Tam Hưng A thực sự là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương. Ban giám hiệu tiếp tục bồi dưỡng những kỹ năng, kinh nghiệm tuyên truyền đối với đội ngũ Gv trẻ để họ làm tốt công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh.
5. Tự đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt - Đạt
b Đạt b Đạt    
c Đạt        
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
* Kết luận về tiêu chuẩn 4:
Hằng năm, ngay từ đầu mỗi năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Kế hoạch phối hợp với ban đại diện CMHS theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện, Nghị quyết của Đảng, chính quyền địa phương. Có sự phối hợp tốt với các ngành, đoàn thể nên công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường đạt kết quả cao. Nhà trường luôn hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ.
Ban đại diện cha mẹ trẻ em trường chủ động phối hợp với nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và thực hiện theo kế hoạch, có sự giám sát của lãnh đạo quản lý nhà trường. Ban đại diện cha mẹ trẻ em các nhóm lớp có sự kết hợp thường xuyên với giáo viên nhóm lớp để phối hợp, trao đổi và thông báo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ đồng thời đưa ra các giải pháp để công tác chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn.
Tiêu chuẩn 4: Có 2 tiêu chí đạt Mức 3.
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Mở đầu:
Nhà trường tổ chức thực hiện, phát triển Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện nhà trường. Môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm “Học bằng chơi, chơi mà học”. Giáo viên thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đặc biệt chú trọng đến việc phát triển toàn diện cho trẻ, điều đó được thể hiện ở kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ phát triển khỏe mạnh về thể chất, có khả năng thực hiện một số vận động cơ bản và phối hợp vận động với các giác quan tốt. Khả năng nhận thức, ngôn ngữ của trẻ đạt được mục tiêu của Chương trình GDMN hiện hành. Trẻ tích cực chủ động trong các hoạt động, biết cảm nhận về cái đẹp, biết thể hiện cảm xúc âm nhạc, tạo hình, biết bày tỏ cảm xúc của mình với mọi người xung quanh, ngoan ngoãn, lễ phép với người lớn. Thông qua các hoạt động hằng ngày, giáo viên luyện cho trẻ có các kỹ năng tự phục vụ vệ sinh cá nhân, trẻ có sự hiểu biết về sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết ăn uống đầy đủ các chất là tốt cho sức khỏe, cuối năm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng so với đầu năm còn dưới 2%.
Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non.
Mức 1:
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo kế hoạch;
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện nhà trường;
c) Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
Mức 2:
a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng;
b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ.
Mức 3:
a) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương;
b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Nhà trường thực hiện chương trình GDMN theo thông tư 28/2016/BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GD&ĐT; Thông tư 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 về chương trình giáo dục mầm non, trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch của nhóm/lớp phù hợp với lứa tuổi, điều kiện thực tế của lớp, của trẻ [H1-1.8-01], [H5-5.1-01].
Nhà trường phát triển Chương trình GDMN căn cứ vào Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/04/2021 của Bộ GD&ĐT, theo văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GDĐT huyện Thanh Oai. Chương trình xây dựng đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nhà trường đã xây dựng bổ sung mục tiêu nâng cao trong mục tiêu giáo dục của nhà trường đã xây dựng bổ sung mục tiêu nâng cao trong mục tiêu giáo dục của nhà trường đảm bảo các nguyên lý và chương trình nâng cao theo từng độ tuổi giúp trẻ phát triển về 5 mặt; Đức, trí, thể mỹ, lao động. Chương trình GDMN phù hợp với năng lực của đội ngũ nhà trường và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ tại địa phương với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bằng các hoạt động thiết thực như bài giảng điện tử E-learning, video, đường link, trò chơi thường xuyên trao đổi quan tâm đến sức khỏe, năng lực cá nhân của từng trẻ [H5-5.1-01].
Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình GDMN theo tháng, học kỳ từ đó có sự điều chỉnh kế hoạch giáo dục mầm non kịp thời, phù hợp với tình hình và khả năng của trẻ. Hàng tháng, đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn duyệt kế hoạch giáo dục của các lớp tháng mới và đánh giá nội dung giáo dục tháng trước, dự giờ thăm lớp, dự sinh hoạt chuyên môn cùng tác tổ, khối đảm bảo mọi hoạt động chuyên môn của nhà trường được theo dõi và đánh giá theo định kỳ, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng trẻ trong nhà trường, đồng thời điều chỉnh chương trình giáo dục cho tháng sau [H5-5.1-01].
Mức 2:
Nhà trường tổ chức thực hiện Chương trình GDMN đảm bảo tính khoa học, vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi giúp trẻ phát triển về 5 mặt trí - đức - thể - mĩ, lao động đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra. Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy khả năng sáng tạo không chỉ trong giờ học mà trong mọi hoạt động của nhà trường. Giáo viên của nhà trường không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp giảng dạy. Thường xuyên tích hợp lồng ghép các nội dung vào trong các hoạt động của trẻ một cách phù hợp. Vì vậy, trong những năm qua đánh giá trẻ ở các độ tuổi đạt kết quả cao [H5-5.1-02].
Chương trình GDMN của nhà trường phát triển dựa trên Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/04/2021 của Bộ GD&ĐT. Chương trình chú trọng các hoạt động chủ đạo của lứa tuổi; phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo tính vừa sức. Khuyến khích động viên trẻ phát huy khả năng, bộc lộ năng khiếu, tạo cơ hội cho trẻ tương tác với nhau, giáo dục tinh thần đoàn kết, nhân ái. Bên cạnh đó, chương trình quan tâm xây dựng các hoạt động giáo dục cho trẻ tính tự lập học tập, có kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, lễ giáo tốt, giáo dục lòng nhân ái phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa của xã Tam Hưng và huyện Thanh Oai [H5-5.1-02].
 Mức 3:
Từ kế hoạch chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban hành, nhà trường phát triển chương trình giáo dục dựa trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới đúng quy định, hiệu quả phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương. Cụ thể: đã ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM vào chương trình giáo dục của nhà trường phương pháp giáo dục tiên tiến STEAM vào chương trình giáo dục của nhà trường, thể hiện qua những hoạt động thuộc lĩnh vực thẩm mỹ, nhận thức, hoạt động góc, hoạt động vui chơi. Nội dung chương trình giáo dục phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương [H5-5.1-01]; [H5-5.1-03].
Cuối năm học nhà trường đều thực hiện tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình để có những điều chỉnh phù hợp giúp nâng cao hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Căn cứ kết quả kiểm tra nội bộ, kết quả đánh giá trẻ theo mục tiêu giáo dục để có những nhìn nhận và điều chỉnh cho năm học tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H5-5.1-02]; [H1-1.2-03].
2. Điểm mạnh.
Nhà trường tổ chức thực hiện Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo đúng quy định, có sự phát triển phù hợp với điều kiện của nhà trường và quy định về chuyên môn của Phòng GDĐT. Chương trình giáo dục của nhà trường được định kỳ rà soát, đánh giá, có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với văn hóa địa phương và đáp ứng được khả năng, nhu cầu của trẻ. Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng và giáo viên không ngừng học hỏi, sáng tạo, áp dụng đổi mới phương pháp dạy và học của các nước tiên tiến trên thế giới để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
3. Điểm yếu.
Không có.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Giải pháp thực hiện
Lựa chọn các phương pháp giáo dục tiên tiến phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Hiệu trưởng; PHT phụ trách chuyên môn; giáo viên Năm học 2024-2025 - Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng tiếp cận hình thức, phương pháp giáo dục tiên tiến.
- Xây dựng các lớp điểm để thực hành các phương pháp giáo dục tiên tiến để lan tỏa đến toàn trường.
5. Tự đánh giá.
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt a Đạt
b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt        
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
Mức 1:
a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;
b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;
c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 2:
Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 3:
Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm chơi mà học, học bằng chơi”.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Nhà trường thực hiện linh hoạt các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ của từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện của nhà trường, giáo viên các nhóm lớp sử dụng nhiều phương pháp trong chương trình giáo dục trẻ như; phương pháp thực hành trải nghiệm, trực quan minh họa, dùng lời, tình cảm khích lệ, nêu gương - đánh giá đảm bảo đặc thù từng hoạt động, phù hợp từng độ tuổi nhằm đạt kết quả tốt nhất trong công tác tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Đối với trẻ nhà trẻ nhà trường thường chú trọng phương pháp giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ, chú ý các đặc điểm cá nhân để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, luôn tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tạo điều kiện cho trẻ được tích cực giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật, kích thích sự phát triển các giác quan cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo nhà trường luôn chỉ đạo giáo viên tạo mọi điều kiện, cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh, việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã được chú trọng. Nhiều năm qua nhà trường có giáo viên đạt cao (giải nhất, giải nhì, giải ba) trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện [H5-5.1-01]; [H1- 1.4- 06].
Nhà trường thực hiện tốt kế hoạch “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Môi trường trong các lớp học phong phú, đa dạng, trang trí sáng tạo, tạo sự kích thích tích cực cho trẻ, giúp trẻ hứng thú hoạt động, trải nghiệm, phát huy năng lực của trẻ phù hợp từng độ tuổi. Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp với mục tiêu giáo dục, thuận tiện cho việc sử dụng của giáo viên và trẻ. Quy hoạch không gian hiện có của nhà trường, phân bố diện tích cho các hoạt động phù hợp với độ tuổi, sở thích, khả năng, nhu cầu của trẻ và phù hợp hoạt động chung của lớp, hoạt động nhóm hoặc cá nhân. Đảm bảo đủ và đa dạng các loại vật liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp, thể hiện được rõ nét văn hóa của xã Tam Hưng, tạo cơ hội cho trẻ tham gia, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào việc xây dựng môi trường và kích thích sự phát triển toàn diện cho trẻ. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, tổ chức các ngày lễ, ngày hội, tham quan dã ngoại, bồi dưỡng chuyên môn tại trường nhằm giúp giáo viên nâng cao phương pháp tổ chức các hoạt động hiệu quả [H5-5.2-01]. Trong phòng không gian sáng tạo có góc chơi dân gian, steam, sách. Phòng thể chất có đầy đủ đồ dùng, dụng cụ, cho trẻ học tập, giúp trẻ hứng thú và yêu thích các hoạt động [H5-5.2-02].
Các hoạt động giáo dục của nhà trường được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau, đa dạng, phù hợp với độ tuổi và điều kiện thực tế. Tổ chức giáo dục bằng nhiều hình thức phù hợp với khả năng của từng trẻ; hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ như: tham quan khu di tích của địa phương, trang trại giáo dục tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp trong khối, tổ chức cho trẻ được trải nghiệm thực tế, thông qua các trò chơi học tập, nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, thoải mái và đạt được hiệu quả cao nhất. [H5-5.2-03].
Mức 2:
Trong chương trình giáo dục các độ tuổi, nhà trường đã chỉ đạo tổ chức lồng ghép các hoạt động thực hành, trải nghiệm phù hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Những hoạt động trong và ngoài lớp học đều được quan tâm và bố trí theo hướng mở, để trẻ thỏa sức tìm tòi khám phá nhằm nâng cao chất lượng Chương trình GDMN theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Hàng năm nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ như: Tham quan khu di tích địa phương, trang trại giáo dục, quan sát và chăm sóc cây xanh, các thí nghiệm khoa học vui; làm bánh trung thu, bánh trôi, bánh chưng… khi tổ chức hoạt động, giáo viên luôn là người đưa ra các yêu cầu, sau đó cho trẻ thảo luận nhóm và thực hành trải nghiệm để trẻ tìm ra cách giải quyết, giúp cho yêu cầu của cô đạt kết quả cao hơn. Luôn động viên khen thưởng kịp thời để tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động [H5-5.2- 03].
Mức 3:
Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học của nhà trường phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”. Cụ thể: nhà trường có hệ thống sân vườn rộng, thoáng đẹp, hệ thống cây xanh đảm bảo thẩm mỹ, sinh động, khoa học phù hợp với thị hiếu của trẻ, 50% diện tích sân vườn là sân cỏ, cây xanh bóng mát. Các khu vực ngoài trời phù hợp với điều kiện nhà trường như khu vui chơi, vườn rau của bé, không gian sáng tạo trong lớp học tạo góc chơi phong phú đa dạng thu hút trẻ, không gian sắp xếp phù hợp gần gũi quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của trẻ. Nhà trường thường xuyên kiểm tra dự giờ các hoạt động để đánh giá việc sử dụng môi trường trong và ngoài lớp học [H1-1.8-02]. Nhà trường tiếp tục bổ sung thêm trang thiết bị hiện đại vào các phòng chức năng để trẻ được hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất. Trong không khí thoáng mát cùng thiên nhiên, tạo nên không gian trường, lớp Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện, đó cũng là tiêu chí quan trọng mà nhà trường cần đạt được. Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin, trường đã được đầu tư bảng tương tác thông minh, một số sách khoa học vào phòng thư viện, góc sách truyện trong phòng sáng tạo và đồ dùng vào các góc chơi theo phương pháp Steam tạo cho trẻ môi trường hoạt động tích cực, thực sự có hiệu quả, đây chính là môi trường lý tưởng cho trẻ học tập, vui chơi phát triển trí tuệ, năng khiếu. Trường Mầm non Tam Hưng A tích cực tham gia “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” [H5-5.2-02].
2. Điểm mạnh.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường thực hiện linh hoạt các phương pháp trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện nhà trường. Nhà trường thực hiện tốt kế hoạch “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Môi trường trong và ngoài các lớp học phong phú, đa dạng, trang trí sáng tạo, tạo sự kích thích tích cực cho trẻ, giúp trẻ hứng thú hoạt động. Nhiều năm nhà trường có giáo viên đạt giải nhì, giải ba giáo viên giỏi cấp huyện. Các hoạt động giáo dục của nhà trường được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau, đa dạng, phù hợp với độ tuổi và điều kiện thực tế của nhà trường. Hằng năm nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: Thăm quan khu di tích địa phương, trang trại giáo dục, quan sát và chăm sóc cây xanh, các thí nghiệm khoa học vui; làm bánh trung thu, nặn bánh trôi, gói bánh chưng…. để kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi trải nghiệm theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.
3. Điểm yếu.
Việc xây dựng môi trường giáo dục trong lớp học của một vài nhóm lớp chưa chú tâm.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người
thực hiện
Thời gian thực hiện Biện pháp
- Chỉ đạo việc xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp của các lớp với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Chỉ đạo lớp một số lớp mẫu giáo, nhà trẻ giảm tối đa màu sắc sặc sỡ trong lớp học.
- Phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục.
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp.
-Năm học 2024 - 2025 và các năm tiếp theo. - Tổ chức chấm thi đua: “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” tại trường.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp, tạo cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm.
5. Tự đánh giá.
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt - Đạt - Đạt
b Đạt -   -  
c Đạt -   -  
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ.
Mức 1:
a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
b)100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;
c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 2:
a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ;
b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định;
c) 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 3:
Có ít nhất 95% trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Hằng năm nhà trường phối hợp với Trung tâm y tế huyện Thanh Oai, Trạm y tế xã Tam Hưng tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Định kỳ hằng năm khám sức khỏe cho trẻ từ 1 đến 2 lần/năm, phối hợp tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, phòng chống TNTT, phối hợp tiêm phòng Sởi và Rubella trong nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường còn quan tâm phát tờ rơi tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về cách phòng tránh dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ [H5-5.3-01].
Nhà trường tổ chức cân đo vào biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sức khỏe trẻ 3 lần/năm cho 100% trẻ vào các tháng 9,12, 4 hằng năm; nhân viên y tế kết hợp với giáo viên các lớp cân đo cho trẻ có kế hoạch theo dõi sự phát triển chiều cao, cân nặng hằng tháng đối với trẻ suy dinh dưỡng (SDD), thấp còi, cân nặng cao hơn so với tuổi được đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo biểu đồ tăng trưởng dành cho từng độ tuổi theo quy định [H1-1.4-07]; [H5-5.3-01].
Qua kết quả khám sức khỏe cho trẻ đầu năm học, nhà trường đã phân loại được sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nhà trường chưa xây dựng được chế độ ăn kiêng cho trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì [H5-5.3-01].
Mức 2:
Vào đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức họp CMHS đầu năm. Thông qua buổi họp, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thông báo về tình hình sức khỏe của trẻ ở năm học trước. Đồng thời tư vấn cho cha mẹ trẻ các vấn đề về sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ theo từng độ tuổi, để phối kết hợp cùng nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Bên cạnh đó, nhà trường tư vấn cho cha mẹ trẻ về công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ thông qua các hình thức tuyên truyền khác như: viết bài tuyên truyền trên bảng tin của trường, của các nhóm lớp, trên trang Website của trường, phát tờ rơi tới tay từng phụ huynh, thông qua hệ thống loa truyền thanh của xã, đặc biệt trong những đợt phát động phòng chống dịch bệnh [H5-5.3-02];
Nhà trường đã áp dụng thực đơn tiêu chuẩn cho trẻ theo tuần chẵn, tuần lẻ đảm bảo cân đối khẩu phần ăn của trẻ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại VBHN số ngày 13/04/2021 của Bộ GD&ĐT. Xây dựng chế độ khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi. Trẻ đến trường được ăn một bữa chính và một bữa phụ đối với trẻ mẫu giáo; hai bữa chính, một bữa phụ đối với trẻ nhà trẻ. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng và năng lượng các bữa ăn trong tuần đảm bảo theo quy định [H5-5.3-03].
100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp như: trẻ thừa cân, béo phì giáo viên tăng cường cho trẻ vận động, trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi nhà trường phối hợp với cha mẹ trẻ để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ. Sau khi áp dụng những biện pháp can thiệp trên, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện, tỷ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì hằng năm giảm so với đầu năm học [H5-5.3-04].
Mức 3:
100% trẻ đến trường được theo dõi sức khỏe theo quy định, trẻ khỏe mạnh. Tỷ lệ trẻ có chiều cao bình thường đạt 98%, tỷ lệ trẻ thấp còi 2%. Tỷ lệ trẻ có cân nặng bình thường đạt 98%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 2%, thừa cân béo phì 2,8% [H5-5.3-05].
2.  Điểm mạnh.
Nhà trường phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã tổ  chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 1 đến 2 lần/năm học.
 Thực hiện tốt tuyên truyền khám sức khỏe cho trẻ, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh chăm sóc  sức khỏe về thể chất và tinh thần, thực đơn  xây dựng theo tháng, tuần,  mùa, đa dạng các loại thực phẩm và sử dụng các thực phẩm bổ sung giúp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, trẻ đạt được cân nặng và chiều cao phù hợp với độ tuổi.
100% trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Nhà trường có nhiều biện pháp để hạn chế tốc độ tăng cân bảo đảm sức khỏe cho trẻ thừa cân béo phì.
3. Điểm yếu.
Không có
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian thực hiện Biện pháp
- Tiếp tục phối hợp với cơ sở y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Nâng cao chất lượng tư vấn cho CMHS về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và tinh thần trẻ.

 
- Hiệu trưởng
-Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng
- Nhân viên y tế.
- Nhân viên nuôi dưỡng.
- Giáo viên.
- Cha mẹ trẻ
 Năm học 2024 - 2025 - Tiếp tục phối hợp với cơ quan y tế khám sức khỏe cho trẻ theo quy định. Xây dựng kế hoạch, biện pháp can thiệp đối với trẻ suy dinh dưỡng, béo phì để cải thiện sức khỏe cho trẻ.
- Giáo viên trao đổi trực tiếp với CMHS về tình hình sức khỏe của trẻ qua giờ đón, trả trẻ. -Giáo viên gọi điện thoại trực tiếp hoặc đưa thông báo trên zalo nhóm lớp về tình hình sức khỏe của trẻ để CMHS nắm bắt kịp thời.
5. Tự đánh giá.
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt - Đạt
b Đạt b Đạt -  
c Đạt c Đạt -  
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3
Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục.
Mức 1:
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 80%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.
Mức 2:
a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;
b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%;
c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.
Mức 3:
a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%;
b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.
1. Mô tả hiện trạng.
Mức 1:
Nhà trường chú trọng các biện pháp để thu hút trẻ đến trường: tăng cường cơ sở vật chất, tạo môi trường trong và ngoài lớp đẹp, hấp dẫn, tạo không khí vui vẻ để trẻ thích được đến trường. Tỷ lệ chuyên cần đối với trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi đạt 98,5%; trẻ khối 4-5 đạt 90- 93%, trẻ khối 3- 4 tuổi đạt 85- 90%,  [H1-1.5- 01].
Công tác phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi luôn được quan tâm. Hằng năm huy động 100% trẻ 5 tuổi đến lớp và hoàn thành Chương trình GDMN đạt 100% [H5-5.4-01].
Năm học 2023 - 2024 nhà trường có trẻ thuộc diện cận nghèo, trẻ được nhà trường quan tâm và đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ chính sách [H5-5.4-02].
Mức 2:
Tỷ lệ chuyên cần của nhà trường đảm bảo theo quy định. Trẻ 5 tuổi đạt 100%, trẻ dưới 5 tuổi đạt 93% cụ thể trẻ khối 4-5 đạt 90- 93%, trẻ khối 3- 4 tuổi đạt 85- 90%,   [H1-1.5-01].
Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN của nhà trường đạt 100%  trong 5 năm, từ 2019- 2023[H5-5.4-01];
Nhà trường không có trẻ khuyết tật hòa nhập. Đối với một số trẻ có đặc điểm riêng như chậm nói, tăng động nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tích cực trò chuyện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ có cơ hội được giao lưu với bạn nhằm giúp trẻ khác chơi và nói chuyện cùng bạn để trẻ tham gia vào các hoạt động đạt hiệu quả [H5-5.1-01]
Mức 3:
100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định [H5-5.4-01];
2. Bổ sung điểm mạnh.
Tỷ lệ chuyên cần của trẻ khi đến trường đảm bảo theo quy định. 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN.
3. Điểm yếu.
Không có.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng.
Nội dung Người thực hiện Thời gian
thực hiện
Biện pháp
Nâng cao tỷ lệ chuyên cần của trẻ trong các độ tuổi. Giáo viên các nhóm lớp. Năm học 2024 - 2025 và các năm học tiếp theo. - Tăng cường công tác tuyên truyền với CMHS và cộng đồng dân cư về tầm quan trọng của chương trình GDMN.
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng tốt môi trường tâm lý, môi trường vật chất để thu hút trẻ đến lớp.
5. Tự đánh giá.
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chỉ báo Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt Chỉ báo (nếu có) Đạt/Không đạt
a Đạt a Đạt a Đạt
b Đạt b Đạt b Đạt
c Đạt c Đạt    
Đạt Đạt Đạt
Đạt: Mức 3.
Kết luận về tiêu chuẩn 5:
Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng nhà trường luôn có kế hoạch chỉ đạo sát sao trong việc xây dựng chương trình giáo dục các độ tuổi. Chương trình giáo dục được nhà trường phát triển dựa trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới, phù hợp với điều kiện thực tế và văn hóa địa phương, đảm bảo cho trẻ phát triển đầy đủ và toàn diện các lĩnh vực theo yêu cầu của Chương trình GDMN. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể: đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất đầy đủ, phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”. Đội ngũ CB - GV - NV trong trường luôn nghiêm túc chấp hành quy chế chuyên môn, tích cực, sáng tạo, tận dụng các tình huống để giáo dục trẻ trong mọi hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, đa số trẻ của Trường mầm non Tam Hưng A đã đạt được sự phát triển tương đối đồng đều ở tất cả các lĩnh vực.
100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định. Trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì được can thiệp bằng các biện pháp khác nhau. Tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi và các độ tuổi khác đạt chỉ tiêu theo quy định. Hằng năm 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN.
Tiêu chuẩn 5: Có 4 tiêu chí đạt Mức 3.










Phần III
KẾT LUẬN CHUNG
1. Số lượng và tỷ lệ các tiêu chí đạt và không đạt
- Mức 1:
+ Số lượng tiêu chí đạt 25/25 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 100%;
+ Số lượng tiêu chí không đạt 0/25 tiêu chí, tỷ lệ: 0%;
- Mức 2:
+ Số lượng tiêu chí đạt 25/25 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 100%;
+ Số lượng tiêu chí không đạt 0/25 tiêu chí, tỷ lệ: 0%;
- Mức 3:
+ Số lượng tiêu chí đạt 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 100%;
+ Số lượng tiêu chí không đạt 0/19 tiêu chí, tỷ lệ: 0%;
- Mức đánh giá của trường mầm non: Mức 3
2. Cơ sở giáo dục tự đánh giá.
Căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng Giáo dục theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Giáo dục Mầm non được ban hành theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường mầm non Tam Hưng A đề nghị đạt kiểm định chất lượng Giáo dục cấp độ 3 và đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
  Tam Hưng, ngày 10 tháng 5 năm 2024                  HIỆU TRƯỞNG


Nhữ Thị Thủy

       

 
 
PHẦN IV
PHỤ LỤC BẢNG DANH MỤC MÃ MINH CHỨNG
Tiêu chí Số TT Mã minh chứng Tên minh chứng Số, ngày ban hành hoặc thời điểm khảo sát, điều tra, phỏng vấn, quan sát... Nơi ban hành hoặc nhóm, cá nhân thực hiện
Tiêu chí 1.1 1 H1-1.1-01 - Kế hoạch phát triển giáo dục MN Tam Hưng A đến năm 2020.
- Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục Mầm non Tam Hưng A giai đoạn 2021- 2025.
- Kế hoạch phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường Mầm non Tam Hưng A giai đoạn 2021- 2025.
Số 02a/KH-MNĐĐ ngày 07 tháng 01 năm 2018.
Số 37/KH-MNĐĐ ngày 15 tháng 4 năm 2021.
Số 33a/KH-MNĐĐ ngày 06/4/2021.
Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H1-1.1-02 - Biên bản công khai chiến lược phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2021-2025
- Sổ theo dõi tên bài đăng tải các thông tin trên Website.
Từ năm 2021 - 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H1-1.1-03 - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Nghị quyết HĐND xã Tam Hưng.
 
Giai đoạn 2021 – 2025. Đảng bộ xã Tam Hưng A
4 H1-1.1-04 - Kế hoạch và biên bản giám sát của Hội đồng trường. Từ năm 2018 đến nay Hội đồng trường
5 H1-1.1-05 - Kế hoạch năm học.
- Hội nghị viên chức năm học.
Từ năm 2019 - 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
Tiêu chí 1.2 1 H1-1.2-01 - Quyết định kiện toàn hội đồng trường
- Quyết định thành lập Hội đồng trường nhiệm kỳ 2021-2025.
 Số 318/QĐ-UBND ngày 29/01/2019.
Số 1273/QĐ-UBND ngày 25/02/2021.
 Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai
Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai
2 H1-1.2-02 - Các Quyết định: thành lập HĐ thi đua khen thưởng, HĐ khoa học chấm SKKN, Hội đồng chấm thi GVDG, Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng tự đánh giá. Hội đồng nâng lương, hội đồng thâm nên, hội đồng mua sắm học liệu, hội đồng kỷ luật, hội đồng xét thăng hạng giáo viên. Từ năm học 2018- 2019 đến năm học 2022 – 2023. Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H1-1.2-03 - Biên bản họp HĐSP của nhà trường.
- Biên bản hội nghị cán bộ viên chức.
- Biên bản, báo cáo của Hội đồng trường.
Từ năm 2018 đến nay. Trường Mầm non Tam Hưng A.
4 H1-1.2-04 - Báo cáo sơ kết, tổng kết của nhà trường các năm học. Từ năm 2019 đến nay. Trường Mầm non Tam Hưng A.
5 H1-1.2-05 - Kết quả tổng hợp đánh giá trẻ. Từ năm 2019 đến nay. Trường Mầm non Tam Hưng A.
Tiêu chí 1.3 1 H1-1.3-01 - Quyết định chuẩn y của Chi ủy. QĐ số 26-QĐ/ĐU ngày 18/6/2017.
QĐ số 71- QĐ/ĐU ngày 16/01/2020
QĐ số 38 - QĐ/ĐU ngày 26/5/2022.
Đảng ủy xã Tam Hưng A.
2 H1-1.3-02 - Quyết định thành lập Công đoàn.
- Quyết định công nhận BCH Công đoàn nhiệm kỳ 2017-2022
- Quyết định công nhận BCH, UBKT công đoàn nhiệm kỳ 2023-2028.
QĐ số 16/QĐ-LĐLĐ ngày 01/04/2006
QĐ số 79 ngày 08/9/2017
QĐ số 39 ngày 02/3/2023
LĐLĐ huyện Thanh Oai.
3 H1-1.3-03 - Quyết định thành lập Chi đoàn. QĐ số 06/QĐ-ĐTN ngày 03/7/2012 Đoàn xã Tam Hưng A.
4 H1-1.3-04 - Giấy khen chữ thập đỏ. QĐ Số 07 ngày 11/01/2022 UBND xã Tam Hưng A
5 H1-1.3-05 - Kế hoạch, quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho đảng viên, công đoàn, chi đoàn. Từ năm 2019 đến nay Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn trường MN
6 H1-1.3-06 - Nghị quyết sinh hoạt chi bộ, công đoàn, chi đoàn. Từ năm 2019 đến nay Chi bộ Trường Mầm non Tam Hưng A
7 H1-1.3-07 - Báo cáo sơ kết, tổng kết của Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
9 H1-1.3-08 - Kết quả đánh giá xếp loại của Đảng ủy tới đảng viên và chi bộ. Từ năm 2019 đến nay Đảng ủy xã Tam Hưng A
10 H1-1.3-09 - Cờ lưu niệm, một số hình ảnh đạt giải các hội thi do liên đoàn lao động tổ chức
 
Năm học 2021 - 2022 LĐLĐ huyện, UBND Huyện Thanh Oai.
11 H1-1.3-10 - Ảnh hội thi do Công đoàn trường tổ chức. Từ năm 2019 đến 2023 Công đoàn Trường Mầm non Tam Hưng A
Tiêu chí 1.4 1 H1-1.4-01 - Quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý và Quyết định bổ nhiệm lại Hiệu trưởng.
- Quyết định bổ nhiệm lại hiệu trưởng
- Quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý và Quyết định bổ nhiệm lại Phó hiệu trưởng.
- Quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý và Quyết định bổ nhiệm lại Phó hiệu trưởng.
 Số 2246/QĐ-UBND ngày 31/08/2016
Số 5550/QĐ-UBND ngày 15/10/2021
Số 804/QĐ- UBND
Ngày 30/5/2013
Số 335/QĐ-UBND ngày 29/05/2018
Số 349/QĐ- UBND
Ngày 31/5/2018
Số 4018/QĐ- UBND
Ngày 31/5/2023
UBND huyện Thanh Oai
2 H1-1.4-02 - Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và QĐ bổ nhiệm tổ trưởng tổ văn phòng. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H1-1.4-03 - Kế hoạch các tổ. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
4 H1-1.4-04 - Kế hoạch chuyên đề. Từ năm 2019 đến nay
 
Trường Mầm non Tam Hưng A
5 H1-1.4-05 - Biên bản họp sinh hoạt của các tổ. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
6 H1-1.4-06 - Giấy khen giáo viên tham gia các hội thi do huyện tổ chức. Từ năm 2018 - 2023 Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai     
7 H1-1.4-07 - Hồ sơ theo dõi chất lượng của nhà trường. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
8 H1-1.4-08 - Giấy khen đạt giải Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp trường. - QĐ số 24/QĐ-MNĐĐ ngày 10/3/2022
 
Trường Mầm non Tam Hưng A
Tiêu chí 1.5 1 H1-1.5-01 - Sổ theo dõi trẻ các nhóm lớp.
- Danh bạ học sinh. Hồ sơ tuyển sinh.
- Bảng theo dõi số lượng trẻ của nhà trường.
Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
Tiêu chí 1.6 1 H1-1.6-01 - Hồ sơ nhân sự, sổ công văn đi đến của bộ phận văn thư. Từ năm 2019 đến nay
 
Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H1-1.6-02 - Kế hoạch thu chi, quyết toán tài chính. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H1-1.6-03 - Quy chế chi tiêu nội bộ. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
4 H1-1.6-04 - Hồ sơ theo dõi tài sản. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
5 H1-1.6-05 - Hồ sơ quản lý tài chính, tài sản, biên bản tự kiểm tra, biên bản bàn giao tài sản các nhóm, lớp. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
6 H1-1.6-06 - Biên bản kiểm tra tài chính của cấp trên. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
7 H1-1.6-07 - Báo cáo tài chính được cấp trên thẩm định.
- KH Dài hạn, trung hạn, ngắn hạn giai đoạn 2021-2026.
Năm học 2018 – 2029 đến 2022 - 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
Tiêu chí 1.7 1 H1-1.7-01 - Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, hồ sơ kiến tập bồi dưỡng chuyên môn các chuyên đề cho CB-GV-NV trong trường. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H1-1.7-02 - Danh sách phân công CB-GV-NV theo từng vị trí việc làm. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H1-1.7-03 - Bảng lương ngân sách và lương làm thêm giờ của CB-GV-NV. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
4 H1-1.7-04 - Danh sách khen thưởng của CB-GV-NV. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
5 H1-1.7-05 - Chứng chỉ bồi dưỡng chuyên đề của CB-VG-NV của các trường:(Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội.Trường trung cấp sư phạm MG-NT Hà Nội) Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
6 H1-1.7-06 - Ảnh CB, GV, NV đi tham quan nghỉ mát. Từ năm 2019 đến nay Công đoàn Trường Mầm non Tam Hưng A
7 H1-1.7-07 - Giấy khen về CNTT của giáo viên, nhân viên. Từ năm 2018 - 2021 Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai
Tiêu chí 1.8 1 H1-1.8-01 - Kế hoạch giáo dục các nhóm lớp và kế hoạch thực hiện QCCM 1 ngày/lớp. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H1-1.8-02 - Hồ sơ dự giờ các nhóm lớp. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H1-1.8-03 - Biên bản họp đánh giá tiêu chí từng vị trí việc làm. Năm học 2018 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
4 H1-1.8-04 - Quyết định thành lập hội đồng kiểm tra VSATTP nhà trường. Từ năm 2018 - 2023 Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai
Tiêu chí 1.9 1 H1-1.9-01 - Hồ sơ quy chế dân chủ. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H1-1.9-02 - Sổ theo dõi đơn thư, khiếu nại tố cáo. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H1-1.9-03 - Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ của nhà trường. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
4 H1-1.9-04 - Biên bản giám sát thực hiện quy chế dân chủ. Từ năm 2019 đến nay Huyện ủy Thanh Oai
5 H1-1.9-05 - Kế hoạch, báo cáo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Từ năm 2019 đến nay Ban thanh tra nhân dân
Tiêu chí 1.10 1 H1-1.10-01 - Kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho học sinh. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H1-1.10-02 - Các kế hoạch, phương án vệ sinh ATTP, phòng chống TNTT, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực trong nhà trường. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H1-1.10-03 - Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP.
- Bản cam kết vệ sinh ATTP.
Từ năm 2018 đến 2021
Năm học 2021 - 2022; 2022 - 2023
Trung tâm y tế huyện
Trường Mầm non Tam Hưng A
4 H1-1.10-04 - Hòm thư góp ý của nhà trường và phương án đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường và kế hoạch phòng chống TNTT của các nhóm lớp hàng năm. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
5 H1-1.10-05 - Bài viết tuyên truyền Chỉ thị 505/CT-BGD&ĐT của trường về việc phòng chống bạo lực trong trường.
- Danh sách cán bộ giáo viên tham gia bồi dưỡng tập huấn công tác đảm bảo an toàn.
Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
6 H1-1.10-06 - Giáo án đảm bảo an toàn cho trẻ
 (Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn, Kỹ năng xử lý nguy cơ bị bắt cóc; Bé làm gì khi bị lạc; Những số điện thoại bé cần nhớ, …)
Từ năm 2019 đến nay Giáo viên các nhóm, lớp .
Tiêu chí 2.1 1 H2-2.1-01 - Văn bằng của Hiệu Trưởng: Nhữ Thị Thủy.
+ Bằng đại học.
+ Giấy chứng nhận cán bộ quản lý.
- Văn bằng của Phó hiệu Trưởng: Nguyễn Thị Liên.
+ Bằng Tốt nghiệp Đại Học.
+ Giấy chứng nhận cán bộ quản lý.
-Văn bằng của Phó hiệu trưởng Lê Thị Hoan
+ Băng tốt nghiệp đại học.
+ Giấy chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục.
- Các hình thức khen thưởng.

SHB: A056039
Ngày: 05/11/2009
62/GCN cấp ngày 08/6/2006
SH: B142325
Ngày 12/03/2007
25/GCN ngày 08/6/2006

B142494 cấp ngày 12/3/2007
SH: CC 0547cấp ngày  25/10/2018


Trường ĐHSP HN
Trường CĐSP Hà Tây

Trường ĐHSP HN
Trường CĐSP Hà Tây



Trường ĐHSP Hà Nội
Trường ĐHSP HN2
 
2 H2-2.1-02 - Phiếu tự đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của cấp trên đánh giá.
- Phiếu đánh giá công chức viên chức.
Từ năm 2019 - 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H2-2.1-03 - Công văn cử đi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn của CBGVNV, danh sách, sổ theo dõi bồi dưỡng. Từ năm 2019 đến năm 2023 Phòng GD&ĐT
4 H2-2.1-04 + Bằng Trung cấp lý luận chính trị Nhữ Thị Thủy.
+ Bằng Trung cấp lý luận chính trị Nguyễn Thị Liên.
+ Bằng Trung cấp lý luận chính trị Lê Thị Hoan.
SHB: 085284QL/HTCT-HCQG ngày: 12/12/2012
SHB: 181647QL/HTCT-HCQG ngày: 13/10/2014
SH: 343071QL/HVCTQG cấp ngày  12/5/2017
Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Trường ĐTCB Lê Hồng Phong

Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Tiêu chí 2.2 1 H2-2.2-01 - Hồ sơ quản lý giáo viên. Từ năm 2019 đến 2023 Hiệu trưởng
2 H2-2.2-02 - Danh sách theo dõi các văn bằng của giáo viên.
 gồm các trường:
+Trường ĐHSP Hà Nội.
+Trường ĐHSP Hà Nội II
+Đại học Huế.
+Trường CĐSP Trung Ương.
+Trường CĐSP Hà Tây.
+Trường trung cấp sư phạm MG-NT Hà Nội.
+Trường CĐSP Hà Nội.
- Danh sách theo dõi giáo viên được tăng dần về trình độ đào tạo.
Từ năm 2010 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H2-2.2-03 - Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.
- Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.
Từ năm 2019 - 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
Tiêu chí 2.3 1 H2-2.3-01 - Danh sách giáo viên, nhân viên trong trường. Từ năm 2019 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H2-2.3-02 - Danh sách phân công công việc của nhân viên trong trường. Từ năm 2019 - 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H2-2.3-03 - Bảng tổng hợp đánh giá xếp loại hàng năm của nhân viên.
- Phiếu đánh giá xếp loại hàng năm.
Từ năm 2019- 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
4 H2-2.3-04 - Danh sách tổng hợp các văn bằng chứng chỉ của nhân viên gồm các trường:
+ Trường TC tổng hợp Hà Nội
+ Trường CĐSP Hà Tây
+ Trường CĐSP Trung Ương
+ Trường CĐSP Hà Nam
+ Trường CĐSP Hòa Bình
+ Trường THSP Hà Tây
+ Trường TC Tổng hợp Hà Nội
+ Trường THSPMG-NT Hà Nội
+ Trường CĐ SP Hải Dương.
+ Trường TC Tổng hợp Hà Nội.
Từ các năm đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
Tiêu chí 3.1 1 H3-3.1-01 -  Bản trích yếu bản đồ về diện tích đất của nhà trường. Năm 2021 - UBND huyện
- Ban quản lý dự án ĐTXD
- Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H3-3.1-02 - Thăm quan thực tế cổng trường, biển trường. Từ năm 2021 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H3-3.1-03 - Thăm quan thực tế Khuôn viên trường, Từ năm 2021 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
4 H3-3.1-04 - Thăm quan thực tế hiên chơi và lan can của các lớp. Từ năm 2021 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
5 H3-3.1-05 - Thăm quan thực tế sân trường. Từ năm 2021 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
6 H3-3.1-06 - Thăm quan thực tế tường bao quanh trường Từ năm 2021 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
7 H3-3.1-07 - Thăm quan thực tế vườn rau. Từ năm 2021 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
8 H1-1.6-05  Sổ theo dõi tài sản của nhà trường. Từ năm 2020 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
9 H3-3.1-08 - Danh mục thiết bị đồ chơi tự làm Từ năm 2020 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
Tiêu chí 3.2. 1 H3-3.2-01 - Thăm quan thực tế số phòng, số lớp, số học sinh. Năm 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H3-3.2-02 Thăm quan thực tế các phòng chức năng của nhà trường. Từ năm 2020 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H3-3.2-03 Thăm quan thực tế hệ thống quạt đèn chiếu sáng, hệ thống điều hòa Năm 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
4 H3-3.2-04 Thăm quan thực tế CSVC phòng chức năng Năm 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
5 H1-1.6-05 - Sổ theo dõi tài sản của nhà trường. Từ năm 2020 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
Tiêu chí 3.3 1 H3-3.3-01 Thăm quan thực tế nhà để xe của cán bộ GVNV Năm 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H3-3.3-02 Hồ sơ thiết kế    
Tiêu chí 3.4 1 H3-3.3-02 Hồ sơ thiết kế   UBND xã Tam Hưng A
2 H3-3.4-01 - Thăm quan thực tế CSVC nhà bếp Năm 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H3-3.4-02 - Thăm quan thực tế tủ lưu mẫu thức ăn. Năm 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
4 H1-1.6-05 - Sổ theo dõi tài sản của nhà trường. Từ năm 2020 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
5 H3-3.4-03 - Kết quả xét nghiệm nước. Từ năm 2020 đến nay Trung tâm xét nghiệm
6 H3-3.4-04 - Hợp đồng thuê vệ sinh môi trường. Năm 2023 Công ty môi trường
7 H3-3.4-05 - Thăm quan thực tế nội quy PCCC tại bếp. Năm 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
Tiêu chí 3.5 1 H1-1.6-05 - Sổ theo dõi tài sản của nhà trường. Từ năm 2020 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H3-3.1-08 - Danh mục thiết bị đồ chơi tự làm. Từ năm 2020 đến nay
 
Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H3-3.5-01 - Kế hoạch - Ảnh đồ dùng tự tạo. Năm học 2020 - 2021 Giáo viên các nhóm lớp
4 H3-3.5-02 - Kế hoạch sửa chữa, bổ sung mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Từ năm 2020 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
5 H3-3.5-03 - Hợp đồng mua sắm sửa chữa đồ dùng, đồ chơi. Từ năm 2020 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
6 H3-3.5-04 - Hóa đơn thanh toán tiền mạng Intenet. Từ năm 2020 đến nay Trung tâm kinh doanh FPT- Hà Nội.
Tiêu chí 3.6 1 H3-3.6-01 Thăm quan thực tế phòng vệ sinh của nhà trường Năm 2023 Trường Mầm non Tam Hưng A
2 H3-3.6-02 - Hợp đồng với công ty nước  JOY COOL Từ năm 2020 đến nay Công ty cổ phần Joy Cool
3 H3-3.4-04 - Hợp đồng thuê vệ sinh môi trường. Từ năm 2020 đến nay Công ty môi trường
4 H3-3.6.03 - Ảnh  công ty môi trường thu gom và vận chuyển rác thải. Từ năm 2020 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
Tiêu chí 4.1 1 H4-4.1-01 - Danh sách Ban đại diện CMHS của nhà trường, của lớp. Từ năm 2020 đến nay Hiệu trưởng
2 H4-4.1-02 - Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện CMHS nhà trường. Từ năm 2020 đến nay Trưởng Ban đại diện CMHS
3 H4-4.1-03 - Biên bản họp Ban đại diện CMHS. Từ năm 2020đến nay Trưởng Ban đại diện CMHS
4 H4-4.1-04 - Báo cáo hoạt động của Ban đại diện CMHS. Từ năm 2020 đến nay  Ban đại diện CMHS
5 H4-4.1-05 - Các văn bản về nội dung tuyên truyền phổ biến CSGD đến phụ huynh. (Kế hoạch ngày; Hoạt động một ngày của bé)
- Hồ sơ sữa học đường.
Giai đoạn 2018-2020 Trường Mầm non Tam Hưng A
6 H4-4.1-06 - Quy chế phối hợp giữa Ban đại diện CMHS và nhà trường.
- Danh sách các nhà hảo tâm cho tặng tài sản.
Từ năm 2019 đến nay Hiệu trưởng và Ban đại diện CMHS
Tiêu chí 4.2 1 H4-4.2-01 - Văn bản tham mưu xây dựng, bổ sung, sửa chữa…. trường mầm non. Từ năm 2020 đến nay Hiệu trưởng
2 H4-4.2-02 - Bài tuyên truyền về công tác sữa học đường, vệ sinh ATTP, Phòng chống dịch bệnh. Từ năm 2020 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A
3 H4-4.2-03 - Hồ sơ xã hội hóa giáo dục. Từ năm 2020 đến nay Hiệu trưởng
4 H4-4.2-04 - Ảnh về hoạt động lễ hội, khai giảng, trung thu. Từ năm 2020 đến nay CB-GV-NV và phụ huynh, học sinh.
5 H4-4.2-05 Quyết định công nhận trường đạt đơn vị văn hóa.  Năm 2018 Hiệu trưởng
Tiêu chí 5.1 1 H5-5.1-01 - Kế hoạch giáo dục của nhà trường theo từng năm học
- Biên bản họp chuyên môn
Từ năm 2020 đến nay Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
2 H5-5.1-02 Kết quả đánh giá các độ tuổi của nhà trường Từ năm 2020 đến nay Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
3 H5-5.1-03 - Chứng chỉ phương pháp giáo dục Steam của giáo viên.
- Kế hoạch ứng dụng phương pháp. steam của nhà trường.
- Hình ảnh hoạt động.
Từ năm 2020 đến nay Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
Tiêu chí 5.2 1 H5-5.2-01 -Kế hoạch tổ chức lễ hội, thăm quan, dã ngoại.
- Thăm quan thực tế.
- Hình ảnh vui chơi của trẻ.
Từ năm 2020 đến nay Hiệu trưởng
2 H5-5.2-02 - Kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Hình ảnh môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Từ năm 2020 đến nay Giáo viên, nhà trường
3 H5-5.2-03 - Sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Hình ảnh góc không gian sáng tạo.
Từ năm 2020 đến nay Giáo viên, nhà trường
Tiêu chí 5.3 1 H5-5.3-01 - Kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng.
- Kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.
- Kế hoạch tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.
- Sổ khám sức khỏe của trẻ.
- Kế hoạch CSSK ban đầu
Từ năm 2020 đến nay Nhân viên y tế
2 H5-5.3-02 - Biên bản họp phụ huynh đầu năm.
- Tài liệu truyền thông tư vấn cho cha mẹ trẻ (hình ảnh tuyên truyền một số dịch bệnh)
- Tuyên truyền trực tiếp.
Từ năm 2020 đến nay Giáo viên và phụ huynh các nhóm lớp
3 H5-5.3-03 Hồ sơ quản lý bán trú. Từ năm 2020 đến nay Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng.
4 H5-5.3-04 - Kế hoạch phục hồi trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, béo phì. Từ năm 2020 đến nay Nhân viên y tế
5 H5-5.3-05 - Sổ theo dõi chất lượng nhà trường. Từ năm 2020 đến nay Nhân viên y tế
Tiêu chí 5.4 1 H5-5.4-01 - Hồ sơ phổ cập giáo dục.
 
Từ năm 2020 đến nay Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
2 H5-5.4-02 - Chế độ chính sách đối với học sinh hộ nghèo, cận nghèo. Từ năm 2020 đến nay Trường Mầm non Tam Hưng A



 

Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ

Nguồn tin: Công tác kiểm định chất lượng nhà trường và xây dựng trường chuẩn quốc gia:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ với chúng tôi

Trường Mầm non Tam Hưng A


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay164
  • Tháng hiện tại7,632
  • Tổng lượt truy cập413,797
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường học kết nối
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây