Quy chế hoạt động của BĐD cha mẹ học sinh năm 2024-2025

Thứ hai - 07/10/2024 13:40
 
TRƯỜNG MẦM NON TAM HƯNG A
BAN ĐẠI DIỆN PHHS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
        Số: 01/QCHĐ-BĐDCMHS                              Tam Hưng, ngày 01 tháng 9 năm 2024          
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
Ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2024 - 2025

          Căn cứ vào Thông tư số 55/2011/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT ngày 22/11/2011 về việc ban hành Điều lệ BĐD phụ huynh học sinh;
          Căn cứ vào điều kiện thực tế và chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 của trường mầm non Tam Hưng A;
          Để thực hiện tốt phương châm xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước;
          Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban thường trực đại diện cha mẹ học sinh XD Quy chế hoạt động của Ban năm học 2024 - 2025 như sau:
I. VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC:
          1. Mỗi lớp thành lập một Ban đại diện phụ huynh học sinh lớp, toàn trường thành lập một Ban phụ huynh học sinh trường.
          2. Mỗi ban PHHS lớp được cử ra 03 ông bà đại diện cho lớp (01 trưởng ban, 01 phó ban, 01 ủy viên). Để duy trì hoạt động của ban phụ huynh học sinh của lớp.
          3. Ban đại diện phụ huynh học sinh của trường cử ra 03 ông bà (trong đó 01 Trưởng ban, 01 Phó Ban thường trực, 01 Phó ban) vào Ban thường trực đại diện phụ huynh học sinh để duy trì hoạt động của Ban.
          4. Nhiệm kỳ của Ban thường trực và Ban PHHS lớp là 01 năm (được bắt đầu từ đầu năm học cho đến vào đầu năm học tiếp theo).
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN THƯỜNG TRỰC VÀ BAN ĐẠI DIỆN PHỤ HUYNH HỌC SINH LỚP.
1. Ban Thường trực đại diện PHHS trường.
- Các ông bà trong Ban Thường trực phải có điều kiện về thời gian, năng lực và nhiệt tình để tham gia công tác của Ban.
- Ban Thường trực làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công, trách nhiệm đến từng cá nhân.
- Chế độ hội họp: Mỗi học kỳ 02 lần, không kể trường hợp bất thường.
* Về nhiệm vụ:
+ Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung đã được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện CMHS trường; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh.     
+ Phối hợp với BGH nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban theo Nghị quyết của cuộc họp toàn Ban đại diện mở rộng thông qua.
+ Phối hợp với nhà trường tổ chức các ngày hội, ngày lễ, thực hiện “Xây dựng trường mầm non xanh-an toàn- hạnh phúc”, “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” “Ứng dụng PPGD tiên tiến Steam vào HĐGD cho trẻ” động viên CB,GV,NV nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục toàn diện cho các cháu.
+ Phối hợp với BGH, hướng dẫn tuyên truyền phổ biến pháp luật, GDLLAT giao thông, chủ trương chính sách về GD, thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh đối với PHHS, nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc bảo vệ giáo dục học sinh.
+ Phối hợp với BGH nhà trường tổ chức GD các cháu cá biệt, đồng thời cùng kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để tuyên truyền với phụ huynh của những trẻ đó, nhằm GD về mọi mặt cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống, GD đạo đức, bồi dưỡng các cháu học giỏi và ngoan ngoãn, tạo điều kiện giúp đỡ các cháu yếu kém, tạo điều kiện giúp cho những cháu có hoàn cảnh nghèo vượt khó, động viên khen thưởng các cô giáo và các cháu có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy và học tập.
+ Ban đại diện Hội phụ huynh là nhịp cầu nối giữa PHHS với nhà trường, sâu sát với cha mẹ học sinh và các cháu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của PHHS, phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc bằng văn bản với BGH nhà trường.
+ Đại diện phụ huynh học sinh kiến nghị với các cấp chính quyền, các ngành chức năng cùng địa phương xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh trật tự, ngăn ngừa các hành vi xâm phạm giáo viên, học sinh trong và ngoài trường.
+ Tổ chức thăm hỏi gia đình học sinh trong những việc vui, việc buồn và ngày lễ, ngày tết.
+ Nắm thông tin hai chiều kịp thời phản ánh đề xuất với BGH nhà trường, các vấn đề về quản lý các cháu, vấn đề giảng dạy của giáo viên. Đồng thời gặp gỡ những gia đình có trẻ cá biệt hoặc có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt hoặc có vấn đề.
+ Ban đại diện Hội PHHS họp thống nhất nội dung chương trình kế hoạch hoạt động, thống nhất thu chi các khoản lớn, các khoản vận động. Những nội dung này đều có sự tham gia và thống nhất giữa Ban đại diện Hội PHHS, BGH nhà trường và BCH công đoàn trường.
+ Trực tiếp quản lý và sử dụng quỹ Hội CMHS và các nguồn thu khác theo dự toán (nếu Hội thực hiện việc vận động thu quỹ) khi đã được hội nghị Ban đại diện PHHS mở rộng thông qua. Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban đại diện CMHS từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 55 Điều lệ BĐD CMHS. Hợp đồng giao cho Thủ quỹ nhà trường giữ hộ và chi hộ quỹ của Hội sau khi đã được thống nhất, duyệt chi của Ban đại diện PH. Trong Ban lập sổ theo dõi thu chi và báo cáo kịp thời để công khai trước các kỳ họp của Ban đại diện CMHS của trường và các cuộc họp CMHS của các nhóm, lớp.
2. Ban phụ huynh học sinh lớp:       
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;
- Phối hợp cùng GV chủ nhiệm lớp tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác..
- Quyết định triệu tập các cuộc họp CMHS theo quy định tại Điều 9 Thông tư 55 Điều lệ CMHS (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;
- Tổ chức lấy ý kiến CMHS của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh, để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp và BGH nhà trường về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
- Phối hợp cùng GVCN vận động các cá nhân, tập thể, các nhà hảo tâm trên địa bàn để gây quỹ, nhằm động viên, khen thưởng, hỗ trợ và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các ngày lễ, hội, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Mỗi năm Ban họp ít nhất 3 kỳ, khi có việc cần thiết thì họp bất thường.
* Chi hội trưởng phụ huynh học sinh lớp.
+ Được tham gia các buổi họp Ban thường trực mở rộng để cùng bàn bạc thống nhất, quyết định các nội dung hoạt động của Ban đại diện PH của nhà trường.
+ Mỗi học kỳ ít nhất một lần dự học với lớp để nắm tình hình, ghi nhận những ý kiến của các cháu và động viên các cháu học tập.
+ Trực tiếp duy trì các buổi họp của Ban, tổng hợp các ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh, phản ánh kịp thời với Ban thường trực.
- Phó ban là người thay Trưởng ban giải quyết một số công việc khi được phân công hoặc Trưởng ban vắng mặt.
III. THU VÀ SỬ DỤNG QUỸ HỘI PHỤ HUYNH HỌC SINH.
- Căn cứ vào Quy định Điều lệ trường Mầm non ban hành theo thông tư số 55/2011/TT-BGD&ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (Điều 10 quy định về kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS về việc quản lý và sử dụng kinh phí của ban đại diện CMHS).
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
-  Kinh phí hoạt động của Ban đại diện CMHS trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện CMHS lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện CMHS lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
-  Việc quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:
+ Trưởng ban Ban đại diện CMHS lớp chủ trì, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện CMHS lớp thống nhất ý kiến;
+ Trưởng ban Ban đại diện CMHS của trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ (nếu có) và chỉ được sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện CMHS trường thống nhất ý kiến.
- Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện CMHS phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể CMHS lớp và các cuộc họp toàn thể BĐD CMHS của trường.
- + Quỹ Hội là do CMHS học sinh tự nguyện ủng hộ, không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các CMHS (mức ủng hộ thấp hoặc cao hơn do phụ huynh tự nguyện).
- Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 của nhà trường để đề nghị với BGH nhà trường động viên, khen thưởng cho những trẻ có thành tích xuất sắc trong học tập.
- Căn cứ vào hướng dẫn của Sở GD và Đào tạo Hà Nội, Ban thường trực đại diện phụ huynh học sinh đã bàn bạc thống nhất mức thu:
   * Thống nhất việc sử dụng và chi quỹ Hội vào các hoạt động:
- 70% Ban đại diện phụ huynh các lớp quản lý để chi vào các mục sau: Chi hỗ trợ các hoạt động liên hoan văn nghệ của lớp, tổ chức: Khai giảng năm học mới; Vui tết trung thu năm 2024; Mừng ngày nhà giáo VN 20/11, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, 1/6… liên hoan cuối năm học….
+ Thưởng cho học sinh các hội thi do trường tổ chức cho các cháu như: Rung chuông vàng, Ngày hội thể thao; Bé vui hội xuân 2025… 
- 30% Ban đại diện PH của trường quản lý để chi vào các mục sau:
+ Chi phí tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban đại diện CMHS lớp, trường, sổ sách, nước uống trong các kỳ họp, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động của Ban đại diện như giấy, bút, sổ sách theo dõi thu chi.           
+ Hỗ trợ cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn khi ốm đau (bệnh nặng), gia đình có tang chế;
+ Hỗ trợ nhà trường tổ chức các hội thi do trường và PGD tổ chức cho các cháu như: Rung chuông vàng, Ngày hội thể thao; Bé vui hội xuân 2025… 
+ Chi thưởng cho các cháu đạt giải cao trong các cuộc thi trong năm và có thành tích xuất sắc cuối năm học.
         Lưu ý: Những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động, Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng bàn với BGH, BCH công đoàn nhà trường để cùng giải quyết.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
1. Quy chế này được áp dụng trong năm học 2024 - 2025, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể có thể bổ sung Quy chế để phù hợp với tình hình hoạt động thực tế nhưng không được trái với Điều lệ trường mầm non và Quy định của Hội khuyến học Việt nam ban hành, kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGD&ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (Điều 10 quy định về kinh phí hoạt động của BĐD CMHS về việc quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại diện CMHS).
2. Những ý kiến đóng góp xây dựng Quy chế sẽ được Ban đại diện CMHS trường MN Tam Hưng A ghi nhận và chọn lọc bổ sung để tiếp tục xây dựng Quy chế được hoàn thiện hơn.
3. Chỉ có Ban đại diện cha mẹ học sinh trường mầm non Tam Hưng A năm học 2024 - 2025 mới được thay đổi Quy chế này.
Quy chế này được lập thành 03 bản: Nhà trường giữ 01 bản; Ban đại diện CMHS giữ 01 bản để thực hiện, Chủ tịch công đoàn giữ 01 bản để giám sát./.

T/M. BGH NHÀ TRƯỜNG
Hiệu trưởng



Nhữ Thị Thủy
ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
Trưởng ban



Tạ Văn Thuận

 

Tác giả: Nhữ Thị Thủy

Nguồn tin: Tài liệu Hội phụ huynh:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ với chúng tôi

Trường Mầm non Tam Hưng A


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay1,683
  • Tháng hiện tại25,719
  • Tổng lượt truy cập380,193
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường học kết nối
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây