Tên cơ sở/khu dân cư/phương tiện giao thông cơ giới:(1) TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG Địa chỉ/Biển kiểm soát:xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Điện thoại: 0984.330.871. Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai. Điện thoại: Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy: Đội Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. Điện thoại: 0243.3242.114
Mỹ Hưng, tháng 8 năm 2022
z
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CỦA CƠ SỞ(2)
A. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ (3)
Trường Mầm non Mỹ Hưng có địa chỉ tại: xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. Cơ sở có các hướng tiếp giáp như sau: + Phía Đông Bắc: giápđường đi liên xã. + PhíaTây Nam: giáp đồng ruộng. + PhíaĐông Nam: giáp đồng ruộng. + Phía Tây Bắc: giáp đồng ruộng. II. GIAO THÔNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY (4) 1. Giao thông bên trong cơ sở Bên trong cơ sở, các lối đi lại, hành lang, cầu thang bộ đều rộng đảm bảo khoảng cách đi lại theo đúng quy định. Đường giao thông trước cổng cơ sở thuận lợi cho xe chữa cháy tiếp cận khi có cháy xảy ra. 2. Giao thông bên ngoài cơ sở Đường đi từ Đội cảnh sát PCCC&CNCH – Công an huyện Thanh Oai đến cơ sở khoảng hơn 8 km, theo tuyến đường như sau: Đội Cảnh sát PCCC & CNCH® Rẽ phải ® QL21B (theo hướng đi Hà Đông) ® 3km® Rẽ phải ® Đường tỉnh lộ 427B ® 3km ® Rẽ trái ® Đường Sông Ái ® 2km® Rẽ trái ® Đường trục xã Mỹ Hưng ® 100m ® cơ sở (bên trái). Chú ý: Tuyến đường từ Đội Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an huyện Thanh Oaiđến cơ sở: Đây là các đường giao thông chính, lưu lượng người đi lại đông, nhất là vào các giờ cao điểm: buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều... Chú ý khi đi qua các ngã tư, vào các giờ cao điểm có thể bị ùn tắc giao thông, lái xe chữa cháy cần chú ý làm chủ tốc độ, tận dụng quyền ưu tiên nhưng phải đảm bảo an toàn, đề phòng xảy ra tai nạn giao thông đông nhất là lúc các giờ cao điểm buổi sáng từ 7h - 8h30, chiều từ 16h30 - 18h30 thường gây ùn tắc ở các ngã ba ngã tư làm hạn chế tốc độ của xe chữa cháy. III. NGUỒN NƯỚC CHỮA CHÁY (5)
TT
Nguồn nước
Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (l/s)
Vị trí, khoảng cách nguồn nước
Những điểm cần lưu ý
I
Bên trong cơ sở
01
Bể nước
30 m3
II
Bên ngoài cơ sở
01
Ao nước
Trữ lượng lớn
Cách cơ sở 200m
02
Đồng ruộng
Trữ lượng theo mùa
Bên cạnh cơ sở
IV. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ ĐỘC (6) 1. Tính chất đặc điểm xây dựng, bố trí có liên quan đến công tác chữa cháy - Trường Mầm non Mỹ Hưng có diện tích mặt bằng khoảng 50580m2, diện tích xây dựng là 2500 m2 bao gồm các hạng mục công trình sau: + Khu nhà hiệu bộ: Dãy nhà hiệu bộ, chức năng, được xây dựng 02 tầng, diện tích xây dựng: 480m2 , chiều cao khoàng 7m, được bố trí làm các phòng chức năng, nhà hiệu bộ. Tầng 1: phòng hành chính, văn phòng trường, phòng y tế, phòng giáo dục nghệ thuật Tầng 2: phòng hiệu phó, phòng hiệu trưởng, phòng khách, phòng nhân viên, phòng giáo dục thể chất. Bên trong bố trí 02 cầu thang bộ dạng hở phục vụ đi lại và thoát nạn. + Dãy nhà phòng học của nhóm trẻ, mầm non: khu giảng dạy được xây dựng 02 tầng, diện tích xây dựng: 540 m2, chiều cao khoảng 7m, được bố trí 05 phòng học mỗi tầng. Bên trong bố trí 03 cầu thang bộ dạng hở phục vụ đi lại và thoát nạn. + Khu nhà bếp được xây dựng 01 tầng, diện tích xây dựng: 140m2. + Ngoài ra còn có khu vực để xe, phòng bảo vệ,… Khu lớp học và các phòng chức năng: được xây dựng với kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực, trần bê tông, có bậc I chịu lửa. Các tường bao quanh dãy nhà đều là tường ngăn cháy. - Tồng số Cán bộ giáo viên, công nhân viên làm việc trong trường là 49 người. Tổng số học sinh trong nhà trường khoảng 417 trẻ. Cơ sở là trường mầm non, tuy nhiên trong khi hoạt động nếu gặp phải sự cố cháy nổ đám cháy sẽ phát triển theo hướng từ dưới lên trên từ tầng 1 lên tầng thượng của cơ sở và phát triển sang các phòng bên cạnh do trong đó có các chất liệu cháy như thiết bị điện, giấy, vải, nhựa, thảm,…và các chất dễ cháy tại cơ sở. 2. Khả năng cháy lan ra xung quanh - Khi xảy ra sự cố cháy ở một vị trí nào đó trong cơ sở, đám cháy sẽ nhanh chóng lan truyền theo nhiều hướng khác nhau, do lượng chất cháy phân bố đều ở các khu vực của cơ sở nên khả năng cháy lan lớn, đám cháy có thể lan từ khu vực này sang khu vực khác, có thể lan toàn bộ cơ sở gây cháy lớn nếu không tổ chức cứu chữa kịp thời. - Khi đám cháy phát sinh, lửa và khói của đám cháy sẽ nhanh chóng lan truyền ra toàn bộ bề mặt chất cháy, khu bị cháy đặc biệt khi các cửa bị nhiệt phá vỡ không khí tràn vào càng làm cho đám cháy bùng phát dữ dội gây cháy lớn. - Đám cháy từ cơ sở có thể cháy lan sang các cơ sở khác liền kề nếu không có biện pháp bảo vệ, ngăn cháy cháy lan phù hợp. 3. Đánh giá đặc điểm nguy hiểm cháy nổ thực tế 3.1.Tính chất nguy hiểm cháy, nổ cụ thể của một số chất cháy đặc trưng - Chất cháy chủ yếu tại cơ sởlà bàn ghế, gỗ, nhựa, giấy, các thiết bị điện, vải, gas.... Các chất cháy này khi cháy xảy ra sẽ tỏa ra nhiều khói, khí độc và nhiệt độ cao ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng con người, gây khó khăn cho công tác triển khai chữa cháy và thoát nạn. Một số chất cháy đặc trưng như : + Chất cháy là giấy: Giấy là loại chất dễ cháy có nguồn gốc từ xenlulô được chế biến qua nhiều công đoạn trong quá trình công nghệ sản xuất. Nhiệt độ tự cháy là 1840C, vận tốc cháy khối lượng là 27,8 kg/m3h, vận tốc cháy lan từ 0,3 - 0,4m/phút. Nhiệt lượng cháy thấp của giấy là 13408 KJ/Kg. Khi cháy giấy tạo ra nhiều sản phẩm cháy độc hại như 1kg giấy tạo ra 0,833m3 CO2, 0,73m3 SO2, 0,69m3 H2O và 3,12m3 N2. Khả năng tự bốc cháy của giấy phụ thuộc vào thời gian và nguồn nhiệt tác động. Khi cháy giấy tạo ra các sản phẩm là tro, cặn trên bề mặt giấy. Nhưng lớp tro, cặn này không có tính bám dính với bề mặt như đối với gỗ. Nó dễ dàng bị quá trình đối lưu không khí cuốn đi và tạo ra bề mặt trống của các tập giấy. Vì thế quá trình cháy càng thuận lợi hơn. + Chất cháy là vải: vải được cấu thành từ các sợi tổng hợp, đây là chất dễ cháy, ở nhiệt độ 100oC, vải đã bắt đầu bị phân hủy, các thông số cháy nổ của vải như sau: - Nhiệt độ tự bốc cháy là: 460oC. - Nhiệt độ bắt cháy là: 235oC. - Vận tốc cháy lan theo bề mặt: 0,6 m/ph. - Vận tốc cháy lan theo chiều sâu: 4-6 m/ph. - Vận tốc cháy theo khối lượng: 0,36 kg/m2ph. - Nhiệt độ cháy của vải: 650-1000oC. - Nhiệt lượng cháy của vải: 4150 Kcal/kg. Vải khi cháy sinh ra lượng khói, khí độc lớn, thành phần của sản phẩm cháy chủ yếu là CO2, H2O và HCl. + Chất cháy là gỗ: Là loại vật liệu dễ cháy tồn tại dưới dạng bàn ghế, cửa sổ v.v… Thành phần chính của gỗ là xenlulo (C6H10O5), ngoài ra còn có một số loại muối khoáng như KCl, NaCl, v.v… Về cấu trúc hoá học, gỗ gồm các thành phần chính sau: Cacbon chiếm 46%, Hiđrô chiếm 6%, oxy chiếm 40%, Nitơ chiếm 1%, độ ẩm chiếm 7%. Theo thời gian tác động nhiệt, gỗ bắt đầu thoát hơi ẩm và đến khi nhiệt độ là 1100C thì hơi ẩm hết hoàn toàn. Khi nhiệt độ ở 1100C diễn ra quá trình phân huỷ nhịêt các phân tử gỗ tạo ra hơi và khí; quá trình này diễn ra chậm nên lượng hơi nước và khí thoát ra còn ít. Khi nhiệt độ đạt 1300C, quá trình phân huỷ nhiệt diễn ra nhanh và khi bị nung nóng tới 2000C thì quá trình phân hủy xảy ra nhanh hơn, lượng hơi nước và chất khí thoát ra nhiều, khi đó gỗ có thể cháy thành ngọn lửa. Tốc độ cháy lan theo bề mặt của gỗ là: 0,5 - 0,6 m/phút, tốc độ cháy lan theo chiều sâu của gỗ là: 0,2 - 0,5 m/phút. Sản phẩm cháy của gỗ thường là CO, CO2 và khoảng 10 - 20% khối lượng than gỗ dẫn tới quá trình cháy gỗ sẽ lâu, âm ỉ gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức cứu chữa khi xảy ra cháy các sản phẩm gỗ + Chất cháy là sản phẩm từ nhựa tổng hợp và các chế phẩm Polyme: Các sản phẩm chủ yếu từ nhựa và polyme tồn tại trong kho từ các loại vật dụng khác nhau như: máy vi tính, bàn ghế nhựa, quạt điện, vải bạt xe ôtô, vật liệu ốp tường, vỏ bọc của cáp điện và các đường ống kỹ thuật, các đồ dùng khác. Nhựa tổng hợp là những chất Polyme được điều chế bằng cách trùng hợp. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong đám cháy, polyme bị cháy và tạo thành nhiều loại khói và khí khác nhau, đồng thời bị cháy lỏng ra. Nhựa tổng hợp là sản phẩm cháy được và có tính dẻo, đó là các Polime thu được từ quá trình trùng hợp các axit hữu cơ và dẫn xuất của chúng. Có tính tạo dáng tốt, có độ bền cơ học cao, chịu được các điều kiện về thời tiết và ánh sáng. Dưới tác dụng của ngọn lửa, hợp chất Polime bị phân tích thành nhiều loại hơi khí cháy khác nhau. Khi cháy, nó biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng và thể khí. Khi bị hoá lỏng nó có tính linh động cao, chảy loang trên bề mặt đó là điều kiện để đám cháy phát triển nhanh và lan rộng. Nhựa và cao su có đặc tính cháy chủ yếu là khả năng nóng chảy (từ 1200C đến 1500C bắt đầu nóng chảy) và khả năng linh động, rất dễ gây cháy lan, cháy lớn. Sản phẩm cháy có nhiều khói, khí độc như CO, HCl,…, cao su bị cháy tỏa nhiệt lớn (từ 10500-10800kcal/kg) làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi tiếp xúc với nó và có thể gây ngất. Đặc tính cháy của một số nhựa tổng hợp là: khả năng nóng chảy và có tính linh động khi ở dạng lỏng. Khả năng tự cháy của các loại nhựa phụ thuộc vào các chất độn trong thành phần nhựa. Nhìn chung, khi cháy các loại nhựa sẽ sinh ra một lượng khói, khí độc lớn gây ảnh hưởng tới tính mạng, sức khoẻ của con người và gây nhiều khó khăn cho các hoạt động chiến đấu. Đặc biệt, vận tốc cháy lan khi cháy nhựa cao; vận tốc cháy này phụ thuộc vào tính chất và trạng thái của các loại vật liệu cháy. Theo nghiên cứu, khi mật độ khói đạt 1,5g/cm3 thì tầm nhìn của con người bị rút ngắn xuống còn dưới 3m. Trong khói còn có nhiều sản phẩm cháy gây nguy hiểm độc hại cho cơ thể con người như: CO, CO2, SO2, P2O5. Trong đó, khí cacbonoxit (CO) là loại khí rất độc đối với hệ hô hấp và tuần hoàn. Khi hít phải, nó làm cho máu không tiếp nhận được oxy, hệ thần kinh và hệ vận động của cơ thể sẽ bị tê liệt, có thể dẫn đến chết người. Nếu như trong khói có chứa 0,05% khí cacbonoxit (CO) có thể gây nguy hiểm rất lớn tới sức khoẻ con người và nếu nồng độ đạt tới 5,7 - 11,5 mg/lít thì trong vòng từ 2 - 6 phút con người sẽ chết. Do đó, khi cứu chữa công trình mà không có biện pháp thoát khói hữu hiệu, kịp thời sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác cứu chữa và nguy hiểm cho con người khi thoát nạn và chiến đấu. Đặc biệt, trong khói có chứa các hạt bụi, sản phẩm cháy mang nhiệt độ cao từ vùng cháy mà mắt thường khó nhìn thấy. Nhiệt độ này gây khó chịu cho da và vùng niêm mạc mắt của con người, nguy hiểm hơn khói mang theo sản phẩm cháy có nhiệt độ cao có thể gây cháy lan sang các khu vực, công trình lân cận. * Chất cháy là khí gas LPG là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ. Khi đạt tới giới hạn nồng độ cháy, nổ, dưới tác dụng của nguồn nhiệt hoặc ngọn lửa trần sẽ bắt cháy làm phá hủy thiết bị, cơ sở vật chất, công trình.
Giới hạn cháy, nổ của hỗn hợp hơi LPG với ôxy trong không khí có thể xảy
ra từ nồng độ rất thấp (1,5% đến 10% thể tích). Chính vì vậy LPG nguy hiểm
cháy, nổ hơn nhiều so với các loại chất đốt, nhiên liệu khác. Ở nhiệt độ lớn hơn 0oC trong môi trường không khí bình thường với áp suất bằng áp suất khí quyến, LPG bị biến đổi từ thể lỏng thành thể hơi theo tỉ lệ thể tích 1 lít LPG thể lỏng hoá thành khoảng 250 lít ở thể hơi. Trong điều kiện nhiệt độ môi trường bình thường LPG bốc hơi rất mãnh liệt, vận tốc bay hơi của LPG nhanh, khuyếch tán, hòa trộn với không khí thành hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.
Trong môi trường đám cháy, khi nhiệt độ tăng lên, áp suất trong bình chứa
tăng nhanh, van an toàn xả hơi LPG ra ngoài rất mạnh làm sự cháy phát triển
nhanh và dữ dội. Nếu van an toàn không mở được, nhiệt độ cao làm áp suất tăng quá mức cho phép, khi đó có thể dẫn tới nổ bình chứa LPG. Hỗn hợp hơi LPG với không khí có vận tốc cháy đẳng tích lớn dễ dẫn tới nổ hỗn hợp hơi, phá vỡ kết cấu chứa và bao che chúng gây cháy lan trên diện rộng.
Ở thể hơi (gas) trong môi trường không khí với áp suất bằng áp suất khí quyển, LPG nặng hơn so với không khí: Butane 2,07 lần; Propane 1,55 lần. Do đó hơi LPG thoát ra ngoài sẽ bay là là trên mặt đất, tích tụ ở những nơi kín gió, những nơi trũng, hay cũng có thể là những hang hốc của kho chứa, bếp…
Nhiệt độ ngọn lửa của LPG khi cháy rất cao từ 1900oC ÷1950oC, có khả
8 năng đốt cháy và nung nóng chảy hầu hết các chất. Dễ làm hư hỏng các mối liên kết trên đường ống, bồn chứa, làm tăng khả năng rò rỉ khí LPG, do vậy có thể làm tăng thêm mức độ nguy hiểm về cháy, nổ xảy ra.
Nhiệt độ sôi của LPG thấp ( từ - 45oC đến - 2oC ) nên để LPG lỏng tiếp xúc trực tiếp với da sẽ bị bỏng lạnh, nhất là với dòng LPG rò rỉ trực tiếp vào da nếu không có trang bị bảo hộ lao động. LPG ở trạng thái nguyên chất không có mùi, không màu, không độc hại với người và gia súc nên việc phát hiện rò rỉ là rất khó khăn, không kịp thời. Vì vậy LPG được pha trộn thêm chất tạo mùi Mercaptan với tỉ lệ nhất định để có mùi đặc trưng dễ phát hiện khi có rò rỉ. 4. Nguồn nhiệt và các nguyên nhân gây cháy. Nguồn nhiệt là một vật mang nhiệt tạo ra đạt được giá trị nhiệt độ cần thiết cho sự bắt cháy. Nguồn nhiệt thường xuyên xuất hiện từ một số dạng cơ bản như: điện năng, hoá năng, cơ năng, quang năng và nhiệt năng. Nó có thể gây cháy trực tiếp (ngọn lửa trần, điện hồ quang, tia lửa điện…) hoặc gián tiếp (nhiệt của phản ứng lý, hoá, sinh học). Trong cơ sở có thể phát sinh cháy do các nguồn nhiệt sau: a) Nguồn nhiệt hình thành do năng lượng điện. Nguồn nhiệt phát sinh do sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện không đảm bảo an toàn: - Khi sử dụng các thiết bị điện không đảm bảo an toàn sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải, ngắn mạch. Tại điểm chập mạch sẽ phát sinh tia hồ quang điện có nhiệt độ khoảng 25000C - 40000C bắn ra các vật xung quanh và gây cháy các vật liệu dễ cháy. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp, đám cháy sẽ nhanh chóng lan rộng ra xung quanh, làm diện tích đám cháy càng lớn, khó khăn cho công tác cứu chữa. - Dùng điện quá tải gây cháy khi có hiện tượng mắc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế vào mạng điện trong quá trình sử dụng mà chưa được tính toán. - Ngắn mạch mạng điện gây cháy là do: + Dây dẫn không đảm bảo yêu cầu trong quá trình sử dụng. + Lớp cách điện không đảm bảo chất lượng hoặc bị lão hoá trong quá trình sử dụng. + Tiết diện dây dẫn quá nhỏ không đảm bảo so với yêu cầu sử dụng. + Dây dẫn bị rạn nứt. + Chỗ nối dây, đấu đầu dây không được bọc cách điện an toàn. + Dây dẫn bị co thắt hay bị kéo căng qua mức, v.v… Các nguyên nhân trên về dây dẫn có thể gây ra tình trạng cháy dây dẫn, chập dây dẫn làm phát sinh tia lửa điện có nhiệt độ cao gây ra cháy lan từ lớp vỏ cách điện sang các chất và vật liệu dễ cháy, có thể gây cháy lớn. Trong quá trình sử dụng thiết bị điện không kiểm tra thường xuyên các thiết bị điện do tác động cơ học, tác động của nhiệt độ và độ ẩm của môi trường, v.v…có thể làm hỏng lớp cách điện trong các cuộn dây của thiết bị điện, từ đó có thể dẫn đến các sự cố phát sinh trong thiết bị điện. b) Nguồn nhiệt từ ngọn lửa trần - Xuất hiện có thể do con người sơ suất, bất cẩn khi sử dụng diêm để hút thuốc, vứt tàn diêm, tàn thuốc đang cháy dở vào nơi có chứa các chất và vật liệu đễ cháy. - Có thể xuất hiện do không thực hiện đúng quy trình an toàn quá trình hàn làm các tia lửa bắn ra rơi vào nơi có vật liệu dễ cháy (mút, xốp, vải, giấy, v.v…) hay có thể do các hành vi vi phạm nội quy an toàn PCCC như đun nấu ở những nơi có nguy hiểm cháy nổ như khu vực xưởng sản xuất. Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như: cháy do đốt vì mâu thuẫn cá nhân, cháy do sét đánh, v.v… c) Nguồn nhiệt do các hiện tượng tự nhiên. Hiện tượng sét đánh có thể là do không có hệ thống chống sét hoặc có nhưng không đảm bảo. Sét đánh hoặc do ảnh hưởng của sét có thể gây ra hiện tượng ngắn mạch hay quá tải làm cháy toàn bộ hệ thống dây dẫn điện. Định kỳ hằng năm phải có sự kiểm tra, đo điện trở nối đất của hệ thống chống sét đảm bảo luôn hoạt động tốt. V. Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ:(7) Lực lượng PCCC gồm 10 đội viên.Đội PCCC cơ sở biết sử dụng thành thạo các phương tiện PCCC đã được trang bị tại cơ sở. Trong giờ làm việc toàn bộ nhân viên có mặt tại cơ sở. Ngoài giờ làm việc: 01 người tại cơ sở. VI. Phương tiện chữa cháy của cơ sở:(8) - Bình chữa cháy: 45 bình chữa cháy MFZ4, 20 bình MT3, 05 tiêu lệnh chữa cháy. - Hệ thống báo cháy tự động. - Hệ thống chữa cháy ngoài nhà gồm các họng nước vách tường được bố trí tại các hành lang và sân trường. B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY I. PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY PHỨC TẠP NHẤT:(9) 1. Tình huống giả định Hồi 12 giờ 30 phút ngày x/y/z xảy ra cháy tại phòng học của nhóm trẻ tầng 2. Nguyên nhân do chập điện gây cháy. - Thời điểm phát sinh cháy : Vào 07h30 phút. - Điểm phát sinh cháy : thảm - Nguyên nhân cháy : Do chập điện. - Chất cháy chủ yếu:giấy, thảm,… Dự kiến khả năng lan chuyền của đám cháy, ảnh hưởng tác động đến việc chữa cháy:Khi xảy ra cháy, đám cháy nhanh chóng bao trùm toàn bộ khu vực này. Do khu vực này có chứa nhiều chất liệu dễ cháy nên ngọn lửa phát triển rất nhanh và mạnh. Nếu thời gian cháy tự do dài, đám cháy sẽ nhanh chóng phát triển, lan ra toàn bộ khu vực và khu vực lân cận. Các cấu kiện xây dựng có thể bị biến dạng và sụp đổ, gây khó khăn cho công tác chữa cháy.
Dự kiến khả năng thoát nạn: Số người thoát nạn tại thời điểm xảy ra sự cố cháy: 02 người.
- Các vị trí thoát nạn: Thoát nạn qua hành lang và cầu thang bộ của cơ sở. - Diện tích đám cháy là: Fđc = Fc= 5 m2 2. Tổ chức triển khai chữa cháy(10) 2.1. Quy trình tổ chức chữa cháy khi có cháy xảy ra - Sau khi phát hiện có cháy xảy ra. Người đầu tiên phát hiện thấy điểm cháy hô hoán “Cháy! Cháy! Cháy” hoặc dùng còi, kẻng, báo động cháy cho mọi người biết. Sau đó dùng các phương tiện trang bị tại chỗ dập lửa (nếu đám cháy còn nhỏ). - Khi nhận được tin cháy các đội viên PCCC cơ sở nhanh chóng tập trung tại nơi xảy ra cháy. Lãnh đạo cơ sở hoặc đội trưởng PCCC cơ sở hay người có trách nhiệm trong ca trực nhận định tình hình cháy, phân công đồng thời cụ thể cho đội viên đội PCCC, tổ chức đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tổ chức cắt điện khu vực xảy ra cháy và các khu vực có liên quan đảm bảo chữa cháy. + Hướng dẫn người trong khu vực cháy và khu vực lân cận ra nơi an toàn. + Tổ chức cứu người bị nạn trong khu vực cháy và khu vực lân cận (nếu có) + Sử dụng các trang thiết bị chữa cháy tại chỗ để ngăn đám cháy phát triển. + Tổ chức di chuyển tài sản ra nơi an toàn. + Nhanh chóng Gọi điện thoại báo cháy cho Đội cảnh sát PCCC&CNCH-Công an huyện Thanh Oai theo số máy 0243.3242.114 (Đội cảnh sát PCCC&CNCH - Công an huyện Thanh Oai) hoặc số máy 114 (của Trung tâm thông tin của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội). Ngoài ra gọi điện thoại báo cháy cho các lực lượng như Công an địa phương theo số “113” nếu đám cháy vượt ngoài tầm kiểm soátvà ra đón và hướng dẫn xe chữa cháy đến điểm tập kết, chỉ nguồn nước cho xe chữa cháy đến lấy nước. + Khi các lực lượng chức năng có mặt thì phối hợp với họ đảm bảo ANTT, bảo vệ tài sản, điều tiết giao thông trong khu vực cháy. + Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp có mặt, người chỉ huy chữa cháy của cơ sở nhanh chóng báo cáo tình hình diễn biến đám cháy. + Phục vụ tốt công tác hậu cần, công tác chiếu sáng nếu phải chữa cháy lâu dài. + Sau khi đám cháy được dập tắt phải phối hợp với cơ quan chức năng bảo vệ hiện trường. 2.2. Kế hoạch tổ chức chữa cháy cụ thể: - Giám đốc hoặc người có quyền cao nhất của đơn vị có mặt tại đám cháy là người chỉ huy chữa cháy. - Ban chỉ huy chữa cháy nhanh chóng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ để triển khai công tác chữa cháy, cụ thể như sau: * Tổ thông tin liên lạc: - Khi phát hiện có cháy, có nhiệm vụ báo động toàn bộ cơ sở. Gọi điện thoại báo cháy cho Đội Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an huyện Thanh Oai theo số máy 0243.3242.114 (Đội cảnh sát PCCC&CNCH - Công an huyện Thanh Oai) hoặc số máy 114 (của Trung tâm thông tin của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội). Ngoài ra gọi điện thoại báo cháy cho các lực lượng như Công an địa phương theo số “113” nếu đám cháy vượt ngoài tầm kiểm soátvà ra đón và hướng dẫn xe chữa cháy đến điểm tập kết, chỉ nguồn nước cho xe chữa cháy đến lấy nước. * Tổ cứu thương: - Mở tất cả các cửa thoát nạn tại khu vực cơ sở. Hướng dẫn mọi người di chuyển theo hướng các cửa ra khỏi khu vực cháy và tập kết tại khu vực an toàn xa khu vực đám cháy. - Tổ chức cứu người bị nạn (nếu có) thoát ra khỏi khu vực cháy, sơ cấp cứu ban đầu trước khi chuyển người bị nạn đến bệnh viện gần nhất; hướng dẫn mọi người không có nhiệm vụ nhanh chóng rời khỏi chỗ làm việc (tránh chen lấn xô đẩy). Kiểm tra thật kỹ không để sót người còn lại trong khu vực cháy. * Tổ chữa cháy: - Nhanh chóng dùng các loại cũng như các xô xách nước tổ chức chữa cháy ban đầu bằng các phương tiện chữa cháy tại chỗ. - Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến đám cháy, phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tổ chức chữa cháy theo sự chỉ đạo của chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp. * Tổ vận chuyển tài sản: Tập trung di chuyển tài sản ra nơi an toàn, tạo khoảng cách không để cháy lan, cháy lớn. Địa điểm tập kết tài sản cách xa đám cháy. * Tổ bảo vệ: - Phối hợp cùng lực lượng Công an địa phương, dân phòng bảo vệ không cho người lạ mặt vào khu vực cháy, bảo vệ tài sản được cứu ra. - Có trách nhiệm hướng dẫn lực lượng đội cảnh sát PCCC&CNCH - Công an huyện Thanh Oai, các lực lượng khác vào làm nhiệm vụ. * Các biện pháp sau khi dập tắt đám cháy: Nghiêm cấm người không có trách nhiệm ra vào khu vực cháy, giữ nguyên hiện trường phục vụ công tác điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy, cho đến khi có quyết định, hoặc có ý kiến chỉ đạo của tổ điều tra thì mới được giải toả và thu dọn hiện trường. * Chú ý: Tất cả những người tham gia cứu chữa trực tiếp đều phải có thiết bị bảo hộ lao động như thiết bị thở lọc khí độc, khẩu trang, mũ ủng, quần áo bảo hộ, …. 3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy tình huống phức tạp nhất:(11)
4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy:(12) Khi lực lượng chuyên nghiệp đến, đồng chí chỉ huy đội PCCC cơ sở báo cáo tình hình diễn biến của đám cháy, đường giao thông, nguồn nước trong khu vực cháy, trao quyền chỉ huy cho lực lượng chuyên nghiệp, tiếp tục tổ chức lực lượng của cơ sở cùng tham gia chữa cháy. Hỗ trợ cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo sự phân công của chỉ huy chữa cháy thành phố, hướng dẫn nguồn nước chữa cháy, hỗ trợ triển khai đường vòi. II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG (13) 1. Tình huống 1 Hồi 08 giờ 30 phút ngày x/y/z xảy ra cháy tại khu vực phòng giáo dục nghệ thuật. Nguyên nhân do chập đường dây dẫn điện, đám cháy nhanh chóng lan sang các khu vực xung quanh với vận tốc cháy lan Vlt = 1,1m/ph. 1.1. Tình huống giả định - Thời điểm phát sinh cháy : Vào 08h30 phút. - Điểm phát sinh cháy : Góc tường phía Nam - Nguyên nhân cháy : Do chập điện gây cháy. - Chất cháy chủ yếu:giấy, gỗ.... Dự kiến khả năng lan chuyền của đám cháy, ảnh hưởng tác động đến việc chữa cháy:Khi xảy ra cháy, đám cháy nhanh chóng bao trùm toàn bộ khu vực. Do khu vực này có chứa nhiều chất liệu dễ cháy nên ngọn lửa phát triển rất nhanh và mạnh. Nếu thời gian cháy tự do dài, đám cháy sẽ nhanh chóng phát triển, lan ra toàn bộ khu vực và khu vực lân cận. Các cấu kiện xây dựng có thể bị biến dạng và sụp đổ, gây khó khăn cho công tác chữa cháy.
Dự kiến khả năng thoát nạn: Số người thoát nạn tại thời điểm xảy ra sự cố cháy: 03 người.
Các vị trí thoát nạn: Thoát ra theo cầu thang bộ của cơ sở.
Diện tích đám cháy là: Fđc = Fc= 5 m2
1.2.Tổ chức triển khai chữa cháy Sau khi báo động, báo hiệu khu vực xảy ra cháy. Người đầu tiên phát hiện thấy điểm cháy hô hoán, báo động cháy cho mọi người biết. Sau đó nhanh chóng dùng phương tiện trang bị tại chỗ dập lửa (nếu đám cháy còn nhỏ). - Khi nhận được tin cháy các đội viên PCCC cơ sở nhanh chóng tập trung tại nơi xảy ra cháy. Lãnh đạo cơ sở hoặc đội trưởng PCCC cơ sở hay người có trách nhiệm trong ca trực nhận định tình hình cháy, phân công đồng thời cụ thể cho đội viên đội PCCC, tổ chức đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau: * Tổ thông tin liên lạc: - Khi phát hiện có cháy, có nhiệm vụ báo động toàn bộ cơ sở. Gọi điện thoại báo cháy đến Đội cảnh sát PCCC&CNCH-Công an huyện Thanh Oai theo số máy 0243.3242.114 (Đội cảnh sát PCCC&CNCH - Công an huyện Thanh Oai) hoặc số máy 114 (của Trung tâm thông tin của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội). Ngoài ra gọi điện thoại báo cháy cho các lực lượng như Công an địa phương theo số “113” nếu đám cháy vượt ngoài tầm kiểm soátvà ra đón và hướng dẫn xe chữa cháy đến điểm tập kết, chỉ nguồn nước cho xe chữa cháy đến lấy nước. * Tổ cứu thương: - Mở tất cả các cửa thoát nạn tại khu vực cơ sở. Hướng dẫn mọi người di chuyển theo hướng các cửa ra khỏi khu vực cháy và tập kết tại nơi an toàn cách xa đám cháy. - Tổ chức cứu người bị nạn (nếu có) thoát ra khỏi khu vực cháy, sơ cấp cứu ban đầu trước khi chuyển người bị nạn đến bệnh viện gần nhất; hướng dẫn mọi người không có nhiệm vụ nhanh chóng rời khỏi chỗ làm việc (tránh chen lấn xô đẩy). Kiểm tra thật kỹ không để sót người còn lại trong khu vực cháy. * Tổ chữa cháy: - Nhanh chóng dùng xô xách nước tổ chức chữa cháy ban đầu bằng các phương tiện chữa cháy tại chỗ. - Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến đám cháy, phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tổ chức chữa cháy theo sự chỉ đạo của chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp. * Tổ vận chuyển tài sản: Tập trung di chuyển tài sản ra nơi an toàn, tạo khoảng cách không để cháy lan, cháy lớn. Địa điểm tập kết tài sản cách xa đám cháy. * Tổ bảo vệ: - Phối hợp cùng lực lượng Công an địa phương, dân phòng bảo vệ không cho người lạ mặt vào khu vực cháy, bảo vệ tài sản được cứu ra. - Có trách nhiệm hướng dẫn lực lượng Đội cảnh sát PCCC&CNCH-Công an huyện Thanh Oai, các lực lượng khác vào làm nhiệm vụ. * Các biện pháp sau khi dập tắt đám cháy:
Nghiêm cấm người không có trách nhiệm ra vào khu vực cháy, giữ nguyên hiện trường phục vụ công tác điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy, cho đến khi có quyết định, hoặc có ý kiến chỉ đạo của tổ điều tra thì mới được giải toả và thu dọn hiện trường
* Chú ý: Tất cả những người tham gia cứu chữa trực tiếp đều phải có thiết bị bảo hộ lao động như thiết bị thở lọc khí độc, khẩu trang, mũ ủng, quần áo bảo hộ,…. 1.3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy tình huống cháy 1
1.4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy Khi lực lượng chuyên nghiệp đến, đồng chí chỉ huy đội PCCC cơ sở báo cáo tình hình diễn biến của đám cháy, đường giao thông, nguồn nước trong khu vực cháy, trao quyền chỉ huy cho lực lượng chuyên nghiệp, tiếp tục tổ chức lực lượng của cơ sở cùng tham gia chữa cháy. Hỗ trợ cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo sự phân công của chỉ huy chữa cháy thành phố, hướng dẫn nguồn nước chữa cháy, hỗ trợ triển khai đường vòi. 2. Tình huống 2 Hồi 10 giờ 30 phút ngày x/y/z xảy ra cháy tại khu vực bếp ăn. Nguyên nhân do chập đường dây dẫn điện, đám cháy nhanh chóng lan sang các khu vực xung quanh với vận tốc cháy lan Vlt = 1,1m/ph. 2.1. Tình huống giả định - Thời điểm phát sinh cháy : Vào 10h30 phút. - Điểm phát sinh cháy : Góc tường phía Tây. - Nguyên nhân cháy : Chập điện. - Chất cháy chủ yếu:gas, vải … Dự kiến khả năng lan chuyền của đám cháy, ảnh hưởng tác động đến việc chữa cháy:Khi xảy ra cháy, đám cháy nhanh chóng bao trùm toàn bộ khu vực. Do khu vực này có chứa nhiều chất liệu dễ cháy nên ngọn lửa phát triển rất nhanh và mạnh. Nếu thời gian cháy tự do dài, đám cháy sẽ nhanh chóng phát triển, lan ra toàn bộ khu vực và khu vực lân cận. Các cấu kiện xây dựng có thể bị biến dạng và sụp đổ, gây khó khăn cho công tác chữa cháy.
Dự kiến khả năng thoát nạn: Số người thoát nạn tại thời điểm xảy ra sự cố cháy: 02 người.
Các vị trí thoát nạn: Thoát ra theo lối cửa chính và các cửa phụ.
- Diện tích đám cháy là: Fđc = Fc= 5 m2 2.2.Tổ chức triển khai chữa cháy - Sau khi báo động, báo hiệu khu vực xảy ra cháy. Người đầu tiên phát hiện thấy điểm cháy hô hoán, báo động cháy cho mọi người biết. Sau đó nhanh chóng dùng phương tiện trang bị tại chỗ dập lửa (nếu đám cháy còn nhỏ). - Khi nhận được tin cháy các đội viên PCCC cơ sở nhanh chóng tập trung tại nơi xảy ra cháy. Lãnh đạo cơ sở hoặc đội trưởng PCCC cơ sở hay người có trách nhiệm trong ca trực nhận định tình hình cháy, phân công đồng thời cụ thể cho đội viên đội PCCC, tổ chức đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau: * Tổ thông tin liên lạc: - Khi phát hiện có cháy, có nhiệm vụ báo động toàn bộ cơ sở. Gọi điện thoại báo cháy đến Đội cảnh sát PCCC&CNCH-Công an huyện Thanh Oai theo số máy 0243.3242.114 (Đội cảnh sát PCCC&CNCH - Công an huyện Thanh Oai) hoặc số máy 114 (của Trung tâm thông tin của Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội). Ngoài ra gọi điện thoại báo cháy cho các lực lượng như Công an địa phương theo số “113” nếu đám cháy vượt ngoài tầm kiểm soátvà ra đón và hướng dẫn xe chữa cháy đến điểm tập kết, chỉ nguồn nước cho xe chữa cháy đến lấy nước. * Tổ cứu thương: - Mở tất cả các cửa thoát nạn tại khu vực cơ sở. Hướng dẫn mọi người di chuyển theo hướng các cửa ra khỏi khu vực cháy và tập kết tại vị trí cách xa đám cháy. - Tổ chức cứu người bị nạn (nếu có) thoát ra khỏi khu vực cháy, sơ cấp cứu ban đầu trước khi chuyển người bị nạn đến bệnh viện gần nhất ; hướng dẫn mọi người không có nhiệm vụ nhanh chóng rời khỏi chỗ làm việc (tránh chen lấn xô đẩy). Kiểm tra thật kỹ không để sót người còn lại trong khu vực cháy. * Tổ chữa cháy: - Nhanh chóng dùng xô xách nước tổ chức chữa cháy ban đầu bằng các phương tiện chữa cháy tại chỗ, tập trung các bình chữa cháy ở các vị trí đến nơi xảy ra cháy. - Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến đám cháy, phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tổ chức chữa cháy theo sự chỉ đạo của chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp. * Tổ vận chuyển tài sản: Tập trung di chuyển tài sản ra nơi an toàn, tạo khoảng cách không để cháy lan, cháy lớn. Địa điểm tập kết tài sản cách xa đám cháy. * Tổ bảo vệ: - Phối hợp cùng lực lượng Công an địa phương, dân phòng bảo vệ không cho người lạ mặt vào khu vực cháy, bảo vệ tài sản được cứu ra. - Có trách nhiệm hướng dẫn lực lượng Đội cảnh sát PCCC&CNCH-Công an huyện Thanh Oai, các lực lượng khác vào làm nhiệm vụ. * Các biện pháp sau khi dập tắt đám cháy: - Nghiêm cấm người không có trách nhiệm ra vào khu vực cháy, giữ nguyên hiện trường phục vụ công tác điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy, cho đến khi có quyết định, hoặc có ý kiến chỉ đạo của tổ điều tra thì mới được giải toả và thu dọn hiện trường. * Chú ý: Tất cả những người tham gia cứu chữa trực tiếp đều phải có thiết bị bảo hộ lao động như thiết bị thở lọc khí độc, khẩu trang, mũ ủng, quần áo bảo hộ,…. 2.3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy tình huống cháy 2
2.4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy: Khi lực lượng chuyên nghiệp đến, đồng chí chỉ huy đội PCCC cơ sở báo cáo tình hình diễn biến của đám cháy, đường giao thông, nguồn nước trong khu vực cháy, trao quyền chỉ huy cho lực lượng chuyên nghiệp, tiếp tục tổ chức lực lượng của cơ sở cùng tham gia chữa cháy. Hỗ trợ cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo sự phân công của chỉ huy chữa cháy thành phố, hướng dẫn nguồn nước chữa cháy, hỗ trợ triển khai đường vòi.
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY(14)
TT
Ngày, tháng, năm
Nội dung bổ sung, chỉnh lý
Người xây dựng phương án ký
Người phê duyệt phương án ký
D. THEO DÕI TÌNH HÌNH HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY(15)
Ngày, tháng, năm
Nội dung, hình thức học tập, thực tập
Tình huống cháy
Lực lượng, phương tiện tham gia
Nhận xét, đánh giá kết quả
Hà Nội, ngày....../....../2022 NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN (Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hà Nội, ngày....../....../2022 NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN (Ký ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY Chú ý: Mẫu phương án chữa cháy có thể co giãn số trang tùy theo mức độ nội dung cụ thể. (1) - Tên cơ sở, thôn ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt ghi theo tên giao dịch hành chính. (2) - Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ kích thước, tên gọi, đặc điểm sử dụng của các hạng mục, nhà, công trình, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở; vị trí và kích thước đường giao thông; vị trí và trữ lượng các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. (Có thể sử dụng khổ giấy lớn hơn A4) (3) - Vị trí địa lý: Ghi sơ lược vị trí cơ sở nằm ở khu vực nào, cách trung tâm quận, huyện… bao nhiêu km; các công trình, đường phố, sông hồ… tiếp giáp theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. (4) - Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi đặc điểm các tuyến đường chính phục vụ công tác chữa cháy. (5) - Nguồn nước chữa cháy: Thống kê tất cả các nguồn nước có thể trực tiếp phục vụ chữa cháy bên trong cơ sở và tiếp giáp với cơ sở như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước…, ghi rõ khả nawgn lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày, chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài. (6) - Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên, số tầng, bậc chịu lửa, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như tường, cột trần, sàn, mái…; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục, công trình liên quan đến nguy hiểm cháy, nổ, độc, đặc điểm dây chuyền sản xuất, số người thường xuyên có mặt; nêu đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các chất cháy chủ yếu: Loại chất cháy, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh. (7) - Tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ: Ghi rõ tổ chức (tổ hay đội), người phụ trách, số lượng đội viên phòng cháy chữa cháy và số người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy. Số người thường trực trong và ngoài giờ làm việc. (8) - Phương tiện chữa cháy của cơ sở: Ghi rõ chùng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng theo quy định). (9) - Nội dung giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy xảy ra ở khu vực dễ dẫn đến cháy lan, tạo thành đám cháy lớn, phát triển phức tạp đe dọa hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều người, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, đồng thời gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy mà cần phải huy động nhiều người và phương tiện mới có thể xử lý được. Cần giả định rõ thời điểm xảy ra cháy, nơi xuất phát cháy và chất cháy chủ yếu, nguyên nhân xảy ra cháy, thời gian cháy tự do và quy mô, diện tích đám cháy tính đến thời điểm triển khai chữa cháy của lực lượng chữa cháy tại chỗ; dự kiến xuất hiện những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình…; dự kiến vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy. (10) - Tổ chức triển khai chữa cháy: Ghi rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, của từng người, từng bộ phận trong việc báo cháy, cắt điện, triển khai các biện pháp dập tắt đám cháy, chống cháy lan, hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người, cứu và di chuyển tài sản; đón tiếp các lực lượng được cấp có thẩm quyền huy động đến chữa cháy; đảm bảo hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy khác; bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy. (11) - Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện rõ vị trí và kích thước đám cháy ở hạng mục của nhà, công trình hoặc khu vực cụ thể trong cơ sở; hướng gió chủ đạo; các vị trí bố trí triển khai lực lượng, phương tiện để dập cháy, chống cháy lan, hướng dẫn tự thoát nạn và tổ chức cứu người, di chuyển tài sản; hướng tấn công chính… (Các ký hiệu, hình vẽ trên sơ đồ thống nhất theo quy định). (12) - Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy: Ghi rõ những nội dung nhiệm vụ mà người chỉ huy chữa cháy tại chỗ cần phải thực hiện, trong đó chú ý đến việc báo cáo tình hình về đám cháy, công tác chữa cháy đang tiến hành và những việc liên quan với người chỉ huy chữa cháy thuộc cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi người chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy, nhiệm vụ tiếp tục tham gia chữa cháy và bảo đảm các điều kiện cần thiết nếu đám cháy có khả năng kéo dài. (13) - Phương án xử lý một số tình huống cháy đặc trưng: Giả định tình huống cháy xảy ra ở từng khu vực, hạng mục công trình có tính chất nguy hiểm về cháy, nổ khác nhau và việc tổ chức chữa cháy cũng khác nhau; các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3…”; nội dung từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số lượng lực lượng, phương tiện của các bộ phận cần huy động và bố trí triển khai làm gì, ở vị trí nào; nội dung tóm tắt nhiệm vụ cơ bản của chỉ huy và đội viên ở các bộ phận trong cơ sở được huy động chữa cháy (Cách ghi tương tự như tình huống cháy phức tạp nhất và có sơ đồ chữa cháy kèm theo). (14) - Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mực làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại theo quy định. (15) - Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Ghi rõ việc đã tổ chức học và thực tập các tình huống cháy trong phương án, có sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện đã thực tập và đính kèm vào phương án chữa cháy này. (16) - Chức danh người phê duyệt phương án chữa cháy. (17) – Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy, đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì người đứng đầu cơ sở ký tên, đóng dấu.
KÝ HIỆU DÙNG TRONG SƠ ĐỒ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ
Nguồn tin: Công tác phòng cháy, chữa cháy:
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền