Kế hoạch thực hiện công tác phòng chống tham nhũng năm học 2023-2024

Thứ hai - 02/09/2024 15:04
 
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN TAM HƯNG A
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
         Số: 257/QĐ-MNTHA              Tam Hưng, ngày 15 tháng 9 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Ban chỉ đạo về công tác phòng chống tham nhũng
Năm học 2023 - 2024

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON TAM HƯNG A
Căn cứ chức năng, quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định trong Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 ban hành Điều lệ trường MN; Luật PCTN năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ- CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;
Thực hiện các văn bản hướng dẫn của phòng UBND Huyện và GD&ĐT Thanh Oai về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm học 2023 - 2024;
Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị trường mầm non Tam Hưng A;
Xét đề nghị của Tổ Văn phòng nhà trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban chỉ đạo về công tác phòng chống tham nhũng năm học 2023 - 2024 của trường mầm non Tam Hưng A gồm các ông (bà) có tên sau:
TT Họ và tên Chức danh Nhiệm vụ phân công
1 Nhữ Thị Thủy Hiệu trưởng Trưởng ban
2 Lê Thị Hoan PHT-CTCĐ Phó trưởng ban
3 Nguyễn Thị Liên Phó Hiệu trưởng Phó trưởng ban
4 Nguyễn Thị Thoa TT khu Song Khê Thành viên
5 Tào Thị Hiền TT Tổ chuyên môn Thành viên
6 Lê Thị Hảo Tổ trưởng khu ĐT Thành viên
7 Lê Hồng Thuý Bí thư Chi đoàn TN Thành viên
8 Nguyễn Thị Liên GV TT khu Hưng Giáo Thành viên
9 Nguyễn Thị Hồng TT tổ Hành chính Thành viên
10 Phạm Thị Hường Trưởng BTTND Thành viên
11 Tạ Văn Thuận Hội trưởng hội PH Thành viên (mời)
Điều 2. Ban chỉ đạo về công tác phòng chống tham nhũng năm học 2023 - 2024 của trường MN Tam Hưng A có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch; Tuyên truyền phổ biến nội dung kế hoạch tới toàn thể CB,GV,NV trong nhà trường; Báo cáo tình hình thực hiện công tác phòng chống tham nhũng của đơn vị về phòng GD&ĐT theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, cả năm theo yêu cầu của cấp trên.
Điều 3. Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng, các bộ phận liên quan trong nhà trường và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký../.       
           
Nơi nhận:                                                                          HIỆU TRƯỞNG
- Như điều 3;
- Lưu: VT./.                                                                          

     
      Nhữ Thị Thủy


















 
UBND HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MN TAM HƯNG A
Số: 34/KH-MNTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
               Tam Hưng, ngày 23 tháng 01 năm 2024

KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024

            
             Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ- CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (Nghị định số 59/2019/NĐ- CP); Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiếm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (Nghị định số 130/2020/NĐ-CP).
           Thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về nâng cao hiệu quả công tác PCTN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình số 10-CTr/TU); Kế hoạch chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội thực hiện công tác PCTN, Kế hoạch chỉ đạo của Huyện ủy Thanh Oai về công tác phòng chống tham nhũng và của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai về triển khai công tác PCTN của ngành GDĐT Thanh Oai năm 2024. Trường mầm non Tam Hưng A xây dựng kế hoạch thực hiện công tác PCTN năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
           1. Mục đích:
           Tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của Cấp ủy, chính quyền trong đơn vị về công tác PCTN.
           Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị và đội ngũ cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức; phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác PCTN.
           Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp PCTN; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp PCTN theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tăng cường phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi, vụ việc, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định pháp luật; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.





           2. Yêu cầu:
           Cấp ủy, chính quyền trong đơn vị xác định PCTN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài và là một trong những tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức hàng năm; gắn PCTN với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện Chương trình số 10-CTr/TU; công tác XD chỉnh đốn Đảng; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trong nội bộ. Xây dựng văn hóa công sở, trường học, văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đảm bảo việc tham gia tích cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ngành GDĐT trong việc phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm tham nhũng, tiêu cực.
           Xác định trách nhiệm của Cấp ủy Đảng, chính quyền, trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác PCTN; nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh đối với những người có hành vi tham nhũng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng; ngăn chặn, xử lý, đẩy lùi các hiện tượng, hành vi vi phạm, nhũng nhiễu, tiêu cực.
           Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật và Nghị quyết, chương trình của Trung ương, Bộ GDĐT, Thành ủy Hà Nội, HĐND Thành phố, UBND Thành phố, Huyện ủy Thanh Oai, HĐND huyện, UBND huyện, Phòng GD&ĐT Thanh Oai về công tác PCTN.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP.
           1. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong đơn vị:
           Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị, đặc biệt trong quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đấu thầu chọn lựa nhà đầu tư, tài chính ngân sách, tổ chức cán bộ…, xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo Quyết định số 4410/QĐ-UBND ngày 11/10/2021 của UBND Thành phố về việc ban hành Chuyên đề số 9 “Thực hiện chuyển đổi vị trí cong tác theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ”.
           Thường xuyên kiểm tra, rà soát, tham mưu đề xuất cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, xuyên suốt để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng bộ làm cơ sở thực hiện hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác PCTN trong lĩnh vực GDĐT.
           Nâng cao trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đơn vị  và của cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP.
           Nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện quy định về việc cung cấp thông tin và tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, đoàn thể trong công tác PCTN.
           2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, GD pháp luật về PCTN:
                 Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chương trình, văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, Huyện ủy, Phòng GD&ĐT về công tác PCTN: Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP; Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2015 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
           Triển khai thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với các đối tượng để nâng cao sự hiểu biết, ý thức pháp luật trong CB,CC,VC, người lao động và học sinh. Chủ động lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng và tình hình nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị, trường học bảo đảm hiệu quả, thiết thực như: Hoạt động văn nghệ, thông qua các hội nghị, sinh hoạt Chi bộ, họp cơ quan, cổng thông tin điện tử…
           Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy trong nhà trường.
           3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chc, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
                                                                         
           Người đứng đầu đơn vị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống tham nhũng. Triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương đối với người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và kỷ luật, kỷ cương hành chính. Chú trọng quán triệt, tuyên truyền sâu rộng một số quy định của Bộ Chính trị như: Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
           Nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, Đảng viên, CC,VC, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị, trong việc thực hiện các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chấp hành, thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng tại đơn vị, phải chịu trách nhiệm khi xảy ra tham nhũng, vi phạm tại đơn vị do mình quản lý.
           Tăng cường kiểm tra, giám sát trong nội bộ đơn vị, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc phát sinh phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo quy định của pháp luật.
           Thực hiện chặt chẽ công tác phối hợp nâng cao trách nhiệm của đơn vị của người đứng đầu và toàn thể CB,CC,VC trong việc thực hiện đúng các quy định về PCTN; xử lý nghiêm, triệt để các hành vi, vụ việc tham nhũng. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng tại đơn vị theo quy định.
           4. Thực hiện nghiêm công tác kê khai, kiểm soát minh bạch tài sản, thu nhập để phòng ngừa tham nhũng:
           Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm giám sát của tổ chức, đơn vị về công tác minh bạch tài sản thu nhập.
           Nghiêm túc triển khai công tác kê khai tài sản, thu nhập; thực hiện kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 23/12/2020 của UBND Thành phố và Kế hoạch số 602/KH-UBND ngày 27/11/2020 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện công tác kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tổ chức đơn vị; Quyết định số 4445/QĐ-UBND ngày 14/10/2021 của UBND Thành phố về việc ban hành chuyên đề số 11 “Công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ”.
             5. Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra phát hiện, xử lý tham nhũng:
                 Tăng cường công tác kiểm tra, chú trọng cơ chế tự giám sát, tự kiểm tra; tập trung chỉ đạo kiểm tra những nơi có vấn đề phức tạp, dư luận quan tâm, các lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng; xử lý nghiêm các các trường hợp tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây lãng phí đến tài sản Nhà nước. Kịp thời kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đề xuất thanh tra theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi tài sản tham nhũng. Tiến hành kiểm tra trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN.
           Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra công vụ về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
           Tăng cường phối hợp với cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp trong công tác phòng, chống, xử lý hành vi tham nhũng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu để xảy ra tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
           Tập trung giải quyết kịp thời các vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng thuộc thẩm quyền, thông tin phản ánh tố cáo về tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị; đồng thời với việc kịp thời biểu dương, khen thưởng, bảo vệ người tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng theo quy định.
           6. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN:
                      Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong đơn vị (Ban Thanh tra nhân dân, Công đoàn, Đoàn thanh niên...); nâng cao vai trò phản biện, giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN; phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thực hiện pháp luật về PCTN, tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức trong đơn vị.
           Tạo điều kiện và phát huy vai trò của cơ quan thông tin truyền thông, báo chí, phát thanh và truyền hình trong công tác PCTN.
           Tăng cường hoạt động của Ban thanh tra nhân dân giám sát về thực hiện ch trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với đơn vị đúng quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
           - Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch PCTN của nhà trường năm 2024.
             - Thủ trưởng đơn vị căn cứ đặc điểm tình hình thực tế xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó lưu ý:
           - Nội dung,hình thức, biện pháp phổ biến, GD pháp luật về PCTN.
           - Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng:
           + Thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong HĐ của nhà trường (hình thức công khai, thời điểm, đối tượng được công khai…).
           + Nội dung công khai, minh bạch đói với từng lĩnh vực (trong hoạt động tài chính; mua sắm công; xây dựng cơ bản; quản lý dự án đầu tư xây dựng; công tác tổ chức cán bộ…).
           - Xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn
           - Thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức.
           - Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức.
           - Thực hiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.
           - Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý.
             - Việc xử lý, giải quyết phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng.
           - Đẩy mạnh thực hiện CT số 10/CT-TTg về đưa nội dung PCTN vào giảng dạy…
                 - Về chế độ thông tin, báo cáo: Nộp 01 bản kế hoạch triển khai thực hiện công tác PCTN năm 2024 về Phòng GDĐT (Phòng 105 - đồng chí Lê Văn Hà) trước ngày 15/02/2024.
             - Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện trước tháng 12 năm 2024 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cấp trên hoặc khi đơn vị có vụ việc xảy ra.
             Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện công tác PCTN năm 2024 của trường MN Tam Hưng A. Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu CB,GV,NV toàn trường triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch này./.
 
Nơi nhận:
  • UBND huyện;   (để b/cáo);
  • Phòng GD&ĐT;
  • CB,GV,NV toàn trường (để t/h);
- Lưu: VT./.
HIỆU TRƯỞNG




Nhữ Thị Thuỷ


 

Tác giả: Nhữ Thị Thuỷ

Nguồn tin: Công tác phòng chống tham nhũng:

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên hệ với chúng tôi

Trường Mầm non Tam Hưng A


Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay929
  • Tháng hiện tại50,336
  • Tổng lượt truy cập456,501
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường học kết nối
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây